Bênh bướu giáp có phải là cường giáp?

Bênh bướu giáp có phải là cường giáp?

 Hỏi: Tôi năm nay 25 tuổi. Tôi muốn hỏi: Bệnh cường giáp có phải là bướu cổ thường không? Tôi đi khám ở bệnh viện ung bướu Tp HCM, kết quả xét nghiệm và siêu âm là cường giáp, có nhiều hạch dạng viêm, tăng sinh mạch máu.

 

 

 

 

 

Vậy tôi muốn hỏi, bệnh như vậy có nguy hiểm lắm không? Bây giờ có mổ được không? Và tại sao bác sĩ lại khuyên không ăn muối i-ốt và hải sản, đồng thời cho uống thuốc Bar và Tapazol ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, uống trong 2 năm? 

Trả lời:
Phần lớn là do bệnh Basedow gây ra (còn gọi là bệnh Graves). Bệnh này thường làm tuyến giáp to ra, siêu âm có nhiều mạch máu trong bướu. Nếu bạn có nhiều hạch dạng viêm thì nên tìm hiểu thêm về tính chất, vị trí và nguyên nhân của các hạch này, thường thì các bệnh cường giáp không gây ra hạch viêm.
Bướu cổ (bướu giáp) là tên gọi chung cho tất cả trường bệnh lý gây tuyến giáp to. “Bướu cổ thường” là cách nói không chính thức, dành cho các trường hợp tuyến giáp to mà không gây ra rối loạn gì cả, không gây ra cường giáp hay suy giáp, cũng không phải ung thư. Như vậy trường hợp của bạn không gọi là “bướu giáp thường”. Bệnh của bạn, loại bệnh bướu giáp gây ra cường giáp, được gọi là “bướu độc”.
Đây là loại bệnh có thể chữa trị được và không còn là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh này không được điều trị hoặc điều trị không đúng, người bệnh có thể bị các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe không thể hồi phục lại được (như suy tim chẳng hạn) thậm chí đe dọa tính mạng.
Việc quan trọng trong điều trị bệnh này là theo dõi, điều chỉnh thuốc lâu dài cho dù dùng bất kỳ phương pháp điều trị nào (uống thuốc, uống i-ốt phóng xạ hay mổ), bởi vì các biện pháp này đều không đảm bảo sẽ ổn định bệnh hoàn toàn.
Bạn còn trẻ và mới điều trị thuốc đợt đầu tiên. Bạn nên tiếp tục điều trị bằng thuốc và chưa cần nghĩ đến i-ốt phóng xạ hay mổ, nếu như bướu không quá to và không bị dị ứng khi uống thuốc.
BAR là thuốc lợi gan mật. Tapazol là thuốc kháng giáp, hiện nay bạn dùng 4 viên nhưng sau một thời gian cần phải giảm liều, và trung bình điều trị kéo dài 12-24 tháng. Không nên ăn muối i-ốt và các hải sản, đặc biệt là rong biển, bởi vì có chứa nhiều i-ốt làm tình trạng cường giáp khó ổn định.
 

 

 

hoi (03/04/2013 02:25 PM) nguyen thi hong lieu – kngoaittytdautieng@gmail.com

Hoi : thua bac si toi bi cuong giap dang dieu tri duoc 6 thang bang thuoc thiamazol 5mg ngay uong 1 vien ma xet nghiem luong tsh tang cao gap hai lan thi co ne6n ngung thuoc hay khong .xin bac si cho em mot loi khuyen.