1. Sinh lý máu
>> Khối lượng – Thành phần – Chức năng sinh lý của máu
Trong cơ thể chúng ta, máu là tổ chức lỏng, lưu thông trong hệ tuần hoàn. Trong 1 kg thể trọng, có 75 – 80ml máu. Ở người trưởng thành, máu chiếm 7- 9% trọng lượng cơ thể. Thành phần chính của máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Máu lưu thông khắp cơ thể với các chức năng rất quan trọng và phức tạp:
– Hô hấp: Huyết sắc tố lấy oxy từ phổi đem cung cấp cho tế bào và vận chuyển khí CO2 từ tế bào ra phổi để thải ra ngoài.
– Dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: Axít amin, axit béo, glucose từ những mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể.
– Bài tiết: Máu đem cặn bã của quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết.
– Điều hòa hoạt động của cơ thể: Máu chứa các hormon do các tuyến nội tiết tiết ra có tác dụng điều hòa trao đổi chất và các hoạt động khác.
– Điều hòa thân nhiệt: Máu chứa nhiều nước có tỷ lệ nhiệt cao, có tác dụng điều hòa nhiệt ở các cơ quan trong cơ thể.
– Bảo vệ cơ thể: Trong máu có nhiều loại bạch cầu có khả năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn. Máu chứa kháng thể và kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể.
Máu huyết lưu thông tốt, là điều kiện cần thiết để các tế bào, cơ quan được nuôi dưỡng tốt, hoạt động hiệu quả, giúp cơ thể khỏe mạnh.
2. Máu xấu – Tuần hoàn máu kém tới các bộ phận trong cơ thể
>> Biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não mạn tính
>> Những biểu hiện của suy giảm tuần hoàn máu
>> Tuần hoàn máu kém ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
Máu đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, song không phải ai cũng luôn duy trì được chất lượng máu tốt cũng như tuần hoàn máu tốt tới các bộ phận trong toàn cơ thể.
Máu xấu thường làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong lòng mạch và ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu tới các bộ phận của cơ thể. Các biểu hiện nhận biết máu xấu và tuần hoàn máu kém:
a) Biểu hiện: Máu xấu – Tuần hoàn máu kém tới bộ não
Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng máu từ tim bóp ra (cung lượng tim), tiêu thụ 20% tổng lượng oxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Trong trường hợp não bị rối loạn tuần hoàn máu thì hoạt động thần kinh của não bộ bị suy giảm ngay. Sự cung cấp máu cho não rất phức tạp nên có rất nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu não, đặc biệt ở người lớn tuổi.
Máu xấu – Tuần hoàn máu kém tới bộ não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não là sự suy giảm lưu thông máu lên não, não không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây ra nhiều triệu chứng dễ nhận biết như:
+ Mất ngủ – Ngủ không sâu giấc
Biểu hiện của mất ngủ ở người cao tuổi thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung vào công việc, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mê sảng và thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng.
+ Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ
Thiếu máu lên não gây đau đầu, rối loạn tiền đình, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ kinh niên, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, làm việc trí óc không hiệu quả, sa sút trí tuệ, lú lẫn.
+ Da xanh xao, dễ nổi mụn
Máu xấu và tuần hoàn máu không ổn định, làn da sẽ trở nên xanh xao, nhợt nhạt. Trong một số trường hợp, làn da sẽ thiếu sức sống và thậm chí là tái nhợt.
Tuần hoàn máu kém sẽ ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, và theo thời gian các cơ quan này không còn khả năng loại bỏ được hoàn toàn các độc tố. Các độc tố còn sót sẽ bài tiết qua da gây mụn hoặc các vấn đề khác như khô da, da bị ngứa hoặc thậm chí là bị phát ban.
b) Biểu hiện máu xấu – tuần hoàn máu kém tới vai gáy
Khí huyết ứ trệ, kém lưu thông, lượng máu đến vùng vai gáy cổ suy giảm gây đau mỏi vai gáy, tê đau cứng cổ. Đau khi thì âm ỉ, khi thì đau thành từng cơn, đau nhiều về ban đêm. Đau thường lan lên vùng chẩm và lan xuống vai, các cánh tay (đặc biệt đau và tê tay tăng lên dữ dội khi giơ tay lên đầu, sang bên đối diện), cơ cổ co đau cứng gây khó khăn khi cúi xuống, nghiêng, quay đầu tự nhiên, gặp lạnh càng đau…
c) Biểu hiện máu xấu – tuần hoàn máu kém tới chân tay
+ Tê nhức chân tay
Thiếu máu đến các cơ, chân tay gây đau, mỏi, tê bì cơ, chân tay. Cơ bắp không đủ máu cùng oxy và dinh dưỡng sẽ nhanh chóng bị mệt mỏi khi hoạt động thể lực, làm tích tụ acid lactic gây chuột rút, tê mỏi, bì, lâu ngày có thể bị nhão, teo cơ, hoại tử cơ
+ Lạnh tay, lạnh chân
Khí huyết không lưu thông là nguyên nhân chính dẫn đến tay chân lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
+ Đau nhức xương khớp
Thiếu máu đến khớp tay, chân, xương sống gây viêm, đau, thoái hóa các khớp. Các khớp trong cơ thể để hoạt động được thoải mái và dễ dàng cần được cung cấp một lượng máu cần thiết để cung cấp năng lượng cho các cơ vận động. Thiếu máu đến khớp làm giảm các chất nuôi dưỡng để tạo dịch khớp, làm các khớp khô, lâu ngoài dẫn tới dính khớp, thóai hóa khớp. Hệ xương sống ngoài chức năng nâng đỡ cơ thể còn có chức năng tạo máu, thiếu máu mạn tính làm hệ xương giòn, dễ gãy đồng thời xuất hiện các ổ tạo máu trong xương làm giảm mật độ xương có thể gây lún, xẹp đốt sống
d) Biểu hiện máu xấu – tuần hoàn máu kém tới cơ quan khác
+ Máu lưu thông kém làm suy giảm miễn dịch, bệnh lâu khỏi. Khi máu lưu thông kém, lượng bạch cầu, tế bào miễn dịch đến các mô, cơ quan sẽ giảm, vì vậy làm giảm sức đề kháng, chống lại, tiêu diệt bệnh tật của chúng.
+ Thiếu máu đến dạ dày, ruột non, ruột già làm giảm sự tiêu hóa, cơ thể bị giảm các chất dinh dưỡng.
+ Thiếu máu đến tim gây suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ.
+ Thiếu máu đến gan làm suy gan mãn tính.
3. Nguyên nhân gây ra máu xấu:
– + Tuổi tác: chức năng hệ tuần hoàn suy giảm theo tuổi tác. Thay đổi quan trọng nhất là vách tâm nhĩ trái dày lên, cứng, kém đàn hồi, làm giảm sức bơm của tim, giảm lượng máu đi nuôi cơ thể. Mạch máu cũng cứng, dày, kém đàn hồi vì có nhiều chất vôi và collagen đóng lên vách mạch máu, khiến cho máu lưu thông khó khăn, chậm chạp.
–
+ Thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng
Tình trạng thoái hoá cột sống cổ, tuỳ mức độ thoái hoá khớp, mấu gai bên đốt sống gây chèn ép động mạch đốt sống cổ. Đặc biệt một số động tác như quay đầu cổ đột ngột, hoặc gập cổ quá mức có thể chèn ép gây cản trở đường đi của động mạch cổ gây thiếu máu lên não, gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
– + Chế độ ăn uống không hợp lý: không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vi chất cho quá trình tạo máu và sự bền vững của thành mạch. Chế độ ăn nhiều muối cũng ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
– + Tư thế làm việc – sinh hoạt không đúng, ít vận động và tập thể dục: Giữ một tư thế quá lâu, ít vận động, thói quen ít vận động, đi giày cao gót… cũng làm lưu thông máu kém.
Những tình trạng phải bất động trong thời gian dài như gãy chân, tai biến liệt nửa người…chân ít hoạt động, lưu thông máu trở nên rất chậm chạp trong các tĩnh mạch sâu.
+ Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng sinh các gốc tự do, gây thay đổi cấu trúc nội mạc mạch máu làm tiền đề cho các mỡ xấu bám vào thành mạch và gây ra tuần hoàn máu kém.
– + Bệnh tiểu đường: Các BN ĐTĐ dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Theo các nghiên cứu, có khoảng 20% BN ĐTĐ có hẹp hoặc tắc các động mạch ở chân. Hiện tượng kém nuôi dưỡng do máu đến ít sẽ hạn chế khả năng điều trị khỏi nhiễm trùng và lành các vết loét. Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch, bàn chân và các ngón chân có thể bị hoại tử toàn bộ.
– + Cao huyết áp: thường gây ảnh hưởng tới các yếu tố khác và dẫn đến tuần hoàn máu kém.
– + Cholesterol cao – Xơ cứng động mạch: Xơ cứng động mạch làm giảm kích thước lòng mạch và gây cản trở lưu thông máu. Ngoài ra khi thành mạch bị xơ cứng, khả năng đàn hồi của động mạch kém, nên máu không đi được xa.
– + Béo phì: Tuần hoàn máu kém gây nên thiếu ôxy và khó trao đổi chất. Các mao mạch bị chèm ép, quá trình tổng hợp protein, tái tạo da cũng yếu hẳn đi. Các hạt sần dưới da bị bó chặt lại bởi lớp màng mỡ dầy cộm tạo nên hiện tượng da bị sần sủi vỏ cam và không còn sự săn chắc nữa.
– + Giãn tĩnh mạch: Van tim một chiều không cho máu chảy trở lại các tĩnh mạch. Nếu bị chứng giãn tĩnh mạch, van tim không đóng chặt và kết quả là không đủ máu vào tim, gây ra hiện tượng máu chảy ngược trở lại các tĩnh mạch, tạo ra áp suất khiến tĩnh mạch phồng và sưng to lên, và ảnh hưởng đến lưu thông máu.
4. Khắc phục máu xấu bằng chế độ ăn uống và luyện tập
>> Bí quyết cải thiện khả năng tuần hoàn máu
>> Giúp máu lưu thông tốt nhờ ăn uống
a) Chế độ ăn uống
– Uống nước ấm: Nước cải thiện sự lưu thông máu, uống nước ấm chứ không uống nước đá. Rượu cồn, nước xô đa và những thức uống có đường khác có thể có tác dụng ngược lại.
– Ăn đúng cách: Hạn chế ăn nhiều đường, muối và các chất béo không lợi cho sức khỏe như các sản phẩm từ sữa có đầy chất béo, dầu dừa và các thức ăn chế biến bằng lò nướng. Ăn nhiều rau quả và các loại ngũ cốc, và ăn vừa phải các chất béo tốt cho sức khỏe có trong cá, dầu oliu, bơ, đậu phộng và hạt vừng.
– Uống thuốc bổ: Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc như thuốc vitamin B, vitamin C, canxi, magie, dầu cá omega 3 hoặc các sản phẩm thảo mộc.
– Uống trà thảo dược nóng một cách thường xuyên để cải thiện lưu thông máu ở bàn tay và bàn chân. Bạn có thể thêm ½ muỗng cà phê Elderflower, hoa chanh, gừng và cỏ thi.
– Giảm uống các chất gây co thắt mạch máu như rượu, caffeine và nicotine. Ăn các thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E. Bạn có thể uống vitamin ở dạng viên.
– Ăn thêm tỏi. Tỏi ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong các mạch máu, và do đó giúp lưu thông máu.
– Không hút thuốc. Sử dụng chất nicotine là nguyên nhân chính của việc tuần hoàn máu kém.
– Ăn hạt bí ngô hay bí ngô. Giúp cải thiện cục máu đông nhờ đó cải thiện lưu thông máu. Điều này giúp máu loãng hơn.
b) Tập luyện và sinh hoạt
– Vận động và luyện tập thể thao: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Nếu bạn ngồi lâu thì hãy đứng lên hoặc thực hiện một vài cử động đơn giản ít nhất 1 lần 1 giờ, chẳng hạn như bạn có thể quay cánh tay thành những vòng tròn nhỏ, gõ nhẹ vào đầu gối và đùi bằng nắm tay hoặc nhảy lên xuống một vài cái.
– Giảm stress. Sự lo lắng về tinh thần có thể dẫn đến các vấn đề về tuần hoàn máu. Tìm 1 sở thích thú vị, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và học các phương pháp thư giãn như hít thở sâu và tập yoga.
– Giơ chân lên. Thường xuyên đỡ dựng chân lên trong thời gian ngắn.
– Tắm nước nóng: Ngâm cơ thể, đặc biệt là bàn chân, trong nước ấm có thể làm đẩy mạnh tuần hoàn máu.
– Tay và bàn chân với dầu pha loãng cần thiết, chẳng hạn như hoa oải hương và hương thảo.
– Giữ ấm bàn tay, bàn chân. Tăng hoạt động chân tay khi tay chân cảm thấy quá lạnh.
– Tránh cầm các đồ lạnh .
– Tránh đi giày dép quá chặt.
– Thức đêm sẽ làm tuần hoàn kém lưu thông, dễ khiến đôi mắt bạn thâm quầng. Điều chỉnh lại thói quen nghỉ ngơi, bổ sung giấc ngủ là cách bảo dưỡng tốt nhất, tự nhiên nhất cho đôi mắt của bạn.
– Kiểm soát huyết áp và mỡ máu
– Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý điều trị đúng câch.
5. Điều trị máu xấu – tuần hoàn máu kém
>> Thận trọng khi chọn và dùng thuốc tuần hoàn não
>> Thuốc ngủ và mất ngủ
Trong tây y, không có khái niệm máu xấu và tuần hoàn máu kém, nên đa phần bệnh nhân được điều trị khắc phục triệu chứng, ít quan tâm điều trị nguyên nhân gây bệnh.
– Điều trị mất ngủ
Cần tạo một tâm lý thoải mái trước khi ngủ, địa điểm yên tĩnh, không khí thoáng, trong lành, nhiệt độ thích hợp, giường chiếu, chăn đệm phải thích hợp cho giấc ngủ sâu. Có thể dùng các thuốc dưỡng tâm, an thần từ dược liệu như cỏ bình vôi, lá vông nem, mắc cỡ, tâm sen, lạc tiên…, tuy chúng giúp dễ đi vào giấc ngủ nhưng không kéo dài được giấc ngủ, người bệnh gần sáng dễ tỉnh dậy trằn trọc không ngủ tiếp được. Tân dược (Diazepam, Stinox…) dùng cho mất ngủ nặng hơn. Các thuốc này gây giấc ngủ cưỡng chế bằng cách ức chế thần kinh trung ương, nên giấc ngủ không tự nhiên, bệnh nhân ngủ dậy thiếu ngủ, không tỉnh táo, mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật ban ngày.
– Điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt:
Biểu hiện đau đầu và cường độ đau ở mỗi người mỗi khác tùy theo bệnh lý và khả năng chịu đựng của bệnh nhân. Trường hợp đau đầu nhẹ, cơn đau thưa do thay đổi thời tiết, tâm lý bệnh nhân không ổn định thì chỉ cần ăn ngủ điều độ, loại bỏ những kích thích gây căng thẳng, kết hợp sử dụng thuốc giảm đau thông thường là khỏi. Trường hợp bị đau thường xuyên, đau lâu, đau mạn tính thì không nên lạm dụng thuốc giảm đau thường xuyên mà nên điều trị nguyên nhân gây bệnh.
– Điều trị tê nhức chân tay, đau nhức xương khớp:
Tê nhức chân tay, đau nhức xương khớp, đau mỏi vùng vai gáy là chứng bệnh thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi. Đây cũng là bệnh mà bệnh nhân thường xuyên lạm dụng thuốc giảm đau khi thay đổi thời tiết. Theo các bác sỹ, điều trị thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, về lâu dài người bệnh nên ưu tiên điều trị nguyên nhân gây bệnh, an toàn hơn.
6. Thảo dược khắc phục máu xấu – tuần hoàn máu kém
>> Thông tin sản phẩm Hoạt huyết minh não khang
>> Ba ưu điểm của thuốc Đông y
Để khắc phục các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức xương khớp; về lâu dài người bệnh nên ưu tiên sử dụng những thảo dược, bài thuốc cổ truyền có khả năng tăng cường tuần hoàn máu tới các bộ phân trong cơ thể như Hoạt huyết minh não khang.
Hoạt huyết minh não khang với các thành phần là các thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên giúp tuần hoàn máu tới các cơ quan trong cơ thể, cải thiện sức khỏe cho mọi người.
Hoạt huyết minh não khang bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu tới não giúp giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giúp an thần, tạo giấc ngủ sinh lý, ngủ dậy không mệt mỏi, sảng khoái khi ngủ dậy.
Hoạt huyết minh não khang giúp tăng cường tuần hoàn máu tới các chi, làm hết tê nhức chân tay, lạnh chân tay, đau nhức xương khớp, đau vai gáy giúp duy trì hoạt động tự nhiên của các chi, các bộ phận của cơ thể.
Mọi thông tin tư vấn về Máu xấu – Tuần hoàn máu kém xin gọi số điện thoại 0976.957.908.