8 “thủ phạm” gây nám da

8 “thủ phạm” gây nám da

Trên da mặt, vết nám thường có màu nâu, xám xuất hiện rải rác, nhỏ như đầu tăm hoặc tụm thành từng đám lấm tấm vùng trên môi, đối xứng ở 2 gò má, sống mũi, cằm, quanh mắt, trán. Thông thường, đi kèm với nám là tình trạng khô da; và ngứa nhẹ khi nắng to, oi bức. Vết nám tăng dần diện tích và đậm độ theo lứa tuổi, gặp nhiều nhất ở phụ nữ trên 35 tuổi. Đến giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sẽ xuất hiện nhiều hơn và nhanh hơn.

Yếu tố từ bên ngoài

Tác động ánh nắng mặt trời: Sự tác động của tia cực tím với thành phần UVA và UBV sẽ kích thích sự sản sinh sắc tố melamin phát sinh tàn nhang. Ánh nắng mặt trời làm trầm trọng hơn tình trạng nám da ở 100% bệnh nhân.

Ánh nắng mặt trời mạnh nhất vào mùa hè (từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Thời gian từ 10 đến 15 giờ trong ngày là lúc nắng nhất và lượng tia tử ngoại tác động vào da mạnh nhất, sức nóng làm da bị mất nước nên khả năng bảo vệ da kém hơn. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên mà không được bảo vệ sẽ làm da xù xì, giảm độ bóng, nám, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa. Da sẽ nhão, mất độ đàn hồi, nhăn sớm, đồi mồi, tàn nhang…

Mỹ phẩm:

Sử dụng tùy tiện các loại mỹ phẩm do truyền miệng mà không cần biết tác dụng thật sự và tác hại của mỹ phẩm ấy đối với mình.

Những mỹ phẩm chứa corticoid làm giảm và mất nám mặt trong thời gian ngắn do làm giảm sắc tố da nhanh và mạnh nhưng chỉ chưa đầy một tháng sau thì xảy ra không biết bao nhiêu tai họa như mụn, teo da, mỏng, giãn mạch máu nhỏ ở mặt… và nám da mặt lại xuất hiện nặng hơn trước. Đồng thời, trong những loại kem này thường có hàm lượng thủy ngân nhỏ có thể gây teo da, nếu dùng lâu da mặt sẽ nám vĩnh viễn.  

 

 

Dược phẩm:
Một số loại thuốc khi sử dụng có thể gây cảm ứng với ánh nắng như Tetracyline, Sulfamid, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid, chống dị ứng Phenergan, thuốc an thần Chlopromazin…
Chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn uống thiếu hoa quả tươi và các chất dinh dưỡng,… cũng là tác nhân đẩy nhanh quá trình nám da.
Môi trường sống:
Nám da dễ gặp ở những người thường xuyên chịu ảnh hưởng của môi trường như bụi khói, dầu mỡ, hắc ín, than đá…. ví dụ Acetone trong ngành làm nail hoặc khói hàn chì trong công nghệ điện tử. Tiếp xúc với các hơi khói này hằng ngày dẫn đến sự xáo trộn trong hoạt động bình thường của da và do đó gây nám da.
Yếu tố tâm lý:
Thường xuyên lo lắng, buồn rầu, mất ngủ, stress kéo dài… sẽ khiến quá trình nám da diễn ra nhanh hơn.
Yếu tố từ bên trong
Yếu tố di truyền:
Đây là một tác nhân quan trọng trong sự phát triển rối loạn này. 20-70% số bệnh nhân được nghiên cứu cho thấy nám da mặt mang tính gia đình. Nám da mặt rất thường xảy ra ở ngưới Châu Á, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Châu Mỹ La-tinh.
Yếu tố nội tiết:

Nám thường được tìm thấy ở các phụ nữ bị rối loạn nội tiết như nang buồng trứng Poly, bệnh tật và sử dụng thuốc tránh thai đường uống. nó cũng phát triển trong các thời kỳ phát triển sinh lý phức tạp (thay đổi nội tiết) và thường đột ngột như tuổi dậy thì, kinh nguyệt, trong và sau khi mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh. Hàng tháng chu kỳ nội tiết đều thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt làm cho các rối loạn nội tiết ở nữ có tỷ lệ cao hơn. Khi có sự suy giảm hormone sinh dục nữ (oestrogen), hormon có tác dụng làm trắng da, những tác nhân mỹ phẩm, hóa chất, thuốc ngừa thai… phụ nữ hay dùng làm tăng tỷ lệ bị nám da mặt.  

GS.TS Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Đức Vy – Nguyên giám đốc bệnh viện Phụ Sản TƯ

 

Số điện thoại tư vấn: 04.3995.3167