Cẩn thận, nhiễm độc gan do thuốc hạ mỡ máu!

Cẩn thận, nhiễm độc gan do thuốc hạ mỡ máu!

Các thuốc hạ mỡ máu, mặc dù khá an toàn nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ tương đối nguy hiểm cho người sử dụng trong đó có tình trạng nhiễm độc gan do thuốc.

>> Điều trị rối loạn mỡ máu an toàn

>> Men gạo đỏ có ít tác dụng phụ hơn thuốc điều trị mỡ máu Statins

Các thuốc hạ mỡ máu, mặc dù khá an toàn nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ tương đối nguy hiểm cho người sử dụng trong đó có tình trạng nhiễm độc gan do thuốc. Tương tác thuốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng nhiễm độc gan của nhóm thuốc này, nhưng thường khó được nhận biết và dễ bị bỏ sót trên lâm sàng. Hiện nay có 5 nhóm thuốc chính được sử dụng để điều trị hạ mỡ máu là nhóm ức chế men hydroxymethylglutary CoA reductase (nhóm statin), các dẫn xuất của acid fibric (nhóm fibrat), các dẫn xuất của acid nicotinic (niacin), nhóm resin gắn acid mật và dầu cá.  

  Nhóm statin

 Được sử dụng trong hơn 2 thập kỷ qua, các dẫn xuất statin như pravastatin, fluvastatin, simvastatin, atorvastatin, lovastatin và cerivastatin đều đã chứng minh được hiệu quả giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và có độ an toàn tương đối cao, ngoại trừ cerivastatin (thuốc này đã bị rút khỏi thị trường năm 2001 do nguy cơ gây tiêu cơ vân và suy thận cấp). Hầu hết các dẫn xuất statin được chuyển hoá qua gan bởi hệ thống men cytochrome P450 CYP3A4, do đó, nếu được sử dụng cùng các loại thuốc gây ức chế hệ thống men này như erythromycin, diltiazem, itraconazol và cyclosporin, các dẫn xuất statin có thể sẽ bị tăng nồng độ trong máu dẫn đến tăng độc tính. Ngoại trừ fluvastatin, các loại statin khác đều được ghi nhận có thể gây tăng nồng độ men gan alanine aminotransferase (ALT) trong máu với tần suất hiện khoảng 2 – 2,7%, thường có liên quan với liều dùng và xảy ra trong năm đầu tiên dùng thuốc. Suy gan cấp do statin xảy ra ở khoảng 2/1.000.000 người sử dụng thuốc, chủ yếu ở những người dùng liều tối đa, dùng cùng các thuốc ức chế men cytochrome P450, điều trị phối hợp nhiều loại thuốc hạ mỡ máu, người lớn tuổi, có suy giảm chức năng thận hoặc có bệnh gan từ trước.  

Nhóm fibrat

 

Nhóm fibrat có thể gây tác dụng phụ tại gan

Các dẫn xuất chính của nhóm là gemfibrozil, clofibrate và fenofibrate được dùng chủ yếu trong điều trị giảm triglycerid máu. Bên cạnh các tác dụng phụ thường gặp như rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, nổi ban đỏ, đau nhức cơ…, các biểu hiện tổn thương gan như tăng nồng độ men gan AST, ALT, viêm gan cấp (sốt, đau bụng, tăng men gan, phosphatase kiềm…) cũng được ghi nhận trong một số trường hợp rải rác dùng thuốc, tuy nhiên, tỷ lệ tương đối thấp. Sau khi ngừng thuốc, men gan có thể tự trở về bình thường trong vòng 6 tuần ở hầu hết các bệnh nhân, nhưng một số người có thể đòi hỏi điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch. Bên cạnh khả năng gây độc trực tiếp đối với gan, một số tác giả còn cho rằng các thuốc fibrat có thể kích hoạt bệnh gan tự miễn tiềm tàng từ trước. Việc theo dõi định kỳ men gan cũng được khuyến cáo trong các trường hợp phải điều trị phối hợp giữa nhóm fibrat và nhóm statin.

  Niacin

 Niacin đã được sử dụng nhiều năm trong điều trị hạ mỡ máu và cũng được chứng minh là có thể giúp giảm rõ rệt nồng độ mỡ máu và nguy cơ mắc các bệnh mạch vành. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chính là lý do làm hạn chế việc sử dụng niacin trong những năm gần đây. Các tác dụng không mong muốn thường gặp liên quan đến niacin là cơn bốc hỏa, nhịp tim nhanh, làm tăng nặng bệnh tiểu đường, viêm loét dạ dày – tá tràng, gút và gây nhiễm độc gan. Tổn thương gan do niacin là một tai biến đã được ghi nhận từ nhiều năm nay, nó thường gặp hơn và đôi khi ở mức độ nặng hơn với dạng phóng thích chậm của niacin so với dạng thông thường, rất nhiều trường hợp đã xuất hiện viêm gan cấp sau khi chuyển từ dạng thông thường của niacin sang dạng phóng thích chậm. Biểu hiện tổn thương gan do niacin có thể từ mức độ tăng nhẹ men gan aminotransferase đến những biểu hiện nặng hơn như nhiễm mỡ ở gan, viêm gan, suy gan cấp, có thể xảy ra ở ngay liều điều trị, nhưng thường gặp hơn ở những người dùng quá liều. Nhiễm độc gan do niacin thường xảy ra trong vòng 1 tuần đầu tiên sau dùng thuốc và thường giảm dần sau khi ngưng thuốc. Một số tác giả còn cho rằng, ngoài việc gây độc trực tiếp trên gan, niacin còn có thể kích hoạt các bệnh lý tiềm tàng khác ở gan. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, việc phối hợp niacin với các thuốc hạ mỡ máu khác làm tăng không đáng kể nguy cơ tổn thương tế bào gan.

Nhóm các resin gắn acid mật 

Các dẫn xuất chủ yếu trong nhóm này là cholestyramine, colestipol và colesevelam, được dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp trong điều trị các trường hợp tăng LDL cholesterol. Nói chung, đây là một nhóm thuốc tương đối an toàn, các tác dụng phụ trên gan rất hiếm gặp và cơ chế còn chưa được biết rõ. 

Dầu cá 

Cho đến nay, chưa có một trường hợp nào bị nhiễm độc gan do dầu cá được ghi nhận trong các y văn thế giới. Vai trò bảo vệ gan hoặc giảm nhiễm mỡ trong gan của dầu cá cũng chưa được khẳng định qua các nghiên  cứu.

Kết luận: Do những tác dụng không mong muốn của thuốc hạ mỡ máu, cho nên nhiều người đã chuyển hướng sang lựa chọn dùng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, tuy phải dùng dài ngày nhưng khá an toàn và hiệu quả cũng không kém gì thuốc tân dược.  Điển hình là Tinh chất men gạo đỏ.

Tinh chất men gạo đỏ là vị thuốc cổ truyền đã được người Nhật Bản, Trung quốc và nhiều nước châu Á sử dụng từ cách đây hơn một ngàn năm với công hiệu giúp điều hõa mỡ trong máu. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tinh chất men gạo đỏ được dùng để cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ tiêu hóa. Nó có khả năng làm giảm bớt lượng mỡ dư thừa trong máu như cholesterol và triglycerid. Tinh chất men gạo đỏ có lợi cho sức khỏe vì nó chứa các hợp chất như monacolin, chất có khả năng kìm hãm sự tổng hợp cholesterol. Đại học Y khoa UCLA (Mỹ) đã làm cuộc thí nghiệm ở 85 người có mức mỡ máu cao, uống một liều lượng 2,4 gam tính chất men gạo đỏ mỗi ngày trong 12 tuần và tuân thủ một chế độ ăn với lượng chất béo không quá 30 %. Qua theo dõi, những người tham gia nghiên cứu đã giảm đáng kể tổng lượng mỡ máu của cơ thể nói chung. Một thí nghiệm khác trên động vật cũng được chứng tỏ rằng tinh chất men gạo đỏ không gây hại cho thận và gan, cũng như ít xuất hiện phản ứng phụ (như ợ nóng, khó tiêu). Hầu hết các chuyên gia khẳng định, Tinh chất men gạo đỏ tương đối an toàn trong sử dụng.  

Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm An Hạ Nguyên chứa men gạo đỏ giúp hạ mỡ máu. An Hạ nguyên là sự kết hợp thành phần men gạo đỏ và nattokinase giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mỡ máu cao. Những người có nguy cơ mỡ máu cao như béo phì, uống rượu bia nhiều, tiểu đường, phụ nữ tiền mãn kinh, nam giới sau tuổi 45 … nên dùng An Hạ nguyên 1 viên / 1 ngày để phòng mỡ máu cao. Người mỡ máu cao (cholesterol toàn phần cao, cholesterol LDL cao, triglycerid cao ) nên dùng An Hạ Nguyên 2 viên/ ngày trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng để kiểm soát lượng mỡ máu. An Hạ Nguyên giải pháp hạ mỡ máu an toàn từ thiên nhiên.

Thông tin chi tiết về bệnh rối loạn mỡ máu (cách phòng ngừa, cách điều trị, thuốc điều trị, chế độ ăn…) và các bệnh liên quan tới cholesterol và triglyceride, người bệnh có thể gọi về số 0976 957 908 hoặc 043 995 3167 để được tư vấn trực tiếp.