1. Định nghĩa mỡ máu cao
>> Sơ lược về mỡ máu
>> 10 sự thật đáng ngạc nhiên về cholesterol
Mỡ máu cao là tình trạng mà lượng lipid trong máu cao hơn mức bình thường.
Chỉ số chung Cholesterol Dưới 200 mg/dl Mức độ tốt nhất 200 – 239 mg/dl Hơi cao Từ 240 mg/dl trở lên Cao
|
Cholesterol có hại(LDL) Dưới 70 mg/dl Tốt nhất cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch Dưới 100 mg/dl Tốt nhất cho người có khả năng mắc bệnh tim 100 – 129 mg/dl Gần tốt nhất 130 – 159 mg/dl Hơi cao 160 – 189 mg/dl Cao Trên 190 mg/dl Rất cao |
Cholesterol có lợi (HDL) Dưới 40 mg/dl ít 40 – 59 mg/dl Tốt hơn Trên 60 mg/dl Tốt nhất
|
Triglycerides Dưới 150 mg/dl Tốt nhất 150 – 199 mg/dl Hơi cao 200 – 499 mg/dl Cao Trên 500 mg/dl Rất cao |
Tiêu chuẩn về mỡ máu tăng cao ở trẻ em có sự thay đổi
Tổng cholesterol Dưới 170 mg/dl : Mức độ tốt nhất 170 – 200 mg/dl: Hơi cao Trên 200 mg/dl: Cao |
LDL Dưới 110 mg/dl: Mức độ tốt nhất 110 – 130 mg/dl: Hơi cao Trên 130 mg/dl: Cao |
2. Nguyên Nhân
>> 7 nguyên nhân khiến mỡ máu tăng
– Ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn có chứa cholesterol như phủ tạng động vật, thịt có màu đỏ, tôm, trứng, dầu dừa, mỡ các loại động vật như mỡ lợn, mỡ trâu bò, mỡ cừu, mỡ gà… trứng, bơ, sữa toàn phần (là những thực phẩm có dầu mang nhiều axit béo bão hoà) hoặc có thể hay gặp ở người có chế độ ăn dư thừa năng lượng gây béo phì.
Ăn nhiều thịt đỏ gây tăng cholesterol trong máu
– Mắc một số bệnh như suy giáp trạng, hội chứng thận hư, đái tháo đường, một số bệnh gây rối loạn protein máu (đau tuỷ xương…).
+ Cao huyết áp: Tăng áp lực lên động mạch, do đó có thể tăng tốc độ tích tụ mỡ lên các động mạch.
+ Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL.
+ Hội chứng thận hư: Tăng mỡ máu là dấu hiệu quan trọng trong HCTH, thể hiện tăng cholesterol, triglycerid, VLDL, HDL và apoprotein
Bệnh tiểu đường gây tăng cholesterol và triglycerid
– Ở những người do thiếu vận động hoặc ít vận động như ngồi bàn giấy nhiều giờ, nhiều ngày, công việc lao động bắt buộc ngồi lâu như thợ may, người đánh máy… lại ăn chế độ nhiều đạm, nhiều mỡ khiến cho năng lượng tích tụ lại thành mỡ, tăng lượng cholesterol xấu và giảm lượng cholesterol tốt.
– Béo phì: làm tăng lượng mỡ trong máu.
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây tăng mỡ máu
– Hút thuốc lá nhiều: hút thuốc lá thường thiệt hại các bức thành của các mạch máu, làm cho chúng có khả năng tích tụ mỡ. Hút thuốc lá làm giảm HDL tốt.
– Trên tuổi 45 đối với nam và hơn 55 đối với nữ.
– Di truyền: Gia đình có tiền sử bệnh tim mạch như mỡ máu cao, huyết áp cao, bệnh tim mạch…
3. Triệu chứng
>> Khó nhận biết chứng máu nhiễm mỡ
>> Cholesterol tăng, hạnh phúc lứa đôi giảm
– Tăng mỡ máu có tính chất từ từ và xảy ra trong một thời gian dài nếu không phát hiện kịp thời thì mới có các triệu chứng điển hình.
– Xuất hiện các u vàng là các nốt màu đỏ-vàng, rắn chắc. U vàng nhiều cục thường gặp ở những vùng chịu áp lực như mặt duỗi của khớp gối, của khủy tay và ở mông. U vàng nhiều cục rất thường gặp đi kèm với tăng cholesterol máu và tăng nồng độ LDL- cholesterol. Nó cũng có thể gặp trong tăng lipid máu thứ phát do hội chứng thận hư, nhược giáp.
Người bị bệnh u vàng thường bị tăng mỡ máu
4. Biến chứng
>> Xơ vữa động mạch – đột quỵ não
>> Xơ vữa động mạch cảnh – nguyên nhân gây liệt nửa người
– Mỡ máu dư thừa, bám vào thành mạch máu gây ra các biến chứng nghiêm trọng
– Xơ vữa động mạch: Sau đó sớm muộn cũng làm cho thành động mạch bị xơ cứng, lòng động mạch bị hẹp lại làm cho máu cung cấp cho các cơ quan giảm đi.
– Tăng huyết áp
– Tai biến mạch máu não: Nếu động mạch ở não bị xơ cứng thì làm hẹp lòng động mạch não gây hiện tượng rối loạn tuần hoàn não và nặng hơn là đột quỵ do tắc mạch não hoặc nhũn não.
– Nhồi máu cơ tim: xơ vữa động mạch vành gây thiếu máu cục bộ, thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực và có thể gây cơn đau tim đột ngột và tử vong.
– Tắc tĩnh mạch chân: Xơ vữa động mạch nếu xảy ra ở động mạch chân (cẳng chân) thì sẽ xuất hiện cơn đau cơ giống như cơn đau chuột rút.
– Gan nhiễm mỡ, sỏi mật:
– Viêm lá lách cấp tính , đái tháo đường… đều có liên quan trực tiếp với chứng mỡ máu cao.
5. Chuẩn đoán
>> Xét nghiệm cholesterol trong máu có cần phải nhịn ăn không?
Xét nghiệm máu
Nhịn ăn từ 12 giờ đồng hồ, xét nghiệm máu 2-3 lần liên tiếp, cách nhau 2-4 tuần (tại cùng một phòng xét nghiệm), tỉ lệ Cholesterol máu trên 2,7g/l (270mg/l) = 7,0mmol/l.
6. Thuốc điều trị
>> Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu trên gân
>> Điều trị rối loạn lipid máu
>> Nhóm thuốc Statin – Điều trị tăng Lipid máu
a) Nhóm statin
Cơ chế: những chất ức chế cạnh tranh với Hydroxymethylglutaryl Coenzym (HMG – CoA) reductase, làm ngăn cản chuyển hóa HMG – CoA thành mevalonat, tiền chất của Cholesterol.
Chỉ định: Tăng LDL nguyên phát, và ở bệnh nhân vừa tăng LDL, vừa tăng cholesterol và tăng triglyceride.
Tác dụng phụ: (nôn, đầy hơi, kích ứng dạ dày). Tác dụng phụ ít gặp hơn như: đau đầu, rối loạn giấc ngủ, tăng men gan, nhược cơ.
Liều khởi đầu và liều duy trì hàng ngày của các statin là:
Tên thuốc |
Khởi đầu (mg) |
Duy trì (mg) |
Biệt dược |
Lovastatin |
20 |
20 – 80 |
|
Simvastatin |
5 – 10 |
5- 40 |
Zocor |
Pravastatin |
10 – 20 |
10 – 40 |
|
Fluvastatin |
20 |
20 – 40 |
Lescol |
Atorvastatin |
10 |
10 – 80 |
Lipitor |
b) Nhóm Resin (Nhựa gắn acid mật)
Thuốc này hoạt động bên trong ruột non, nó gắn với acid mật, ngăn cản sự tái hấp thu acid mật vào vòng tuần hoàn chung. Các hoạt chất hay sử dụng là cholestyramin (questran) và colestipol (colestid). Tác dụng phụ chủ yếu của chúng là gây táo bón, đầy hơi, kích ứng dạ dày. Cần chú ý rằng không sử dụng riêng nhựa gắn acid mật để giảm cholesterol máu trong trường hợp bệnh nhân có tăng triglycerid hoặc bị táo bón. Nhựa gắn acid mật không được hấp thu nên nó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc khác nếu uống cùng thời điểm. Do vậy, phải sử dụng cách nhau 4 – 6 giờ.
c) Nhóm ức chế hấp thu cholesterol
Ezetimib làm giảm lượng cholesterol của cơ thể bằng cách giảm hấp thu cholesterol ở ruột. Tuy nhiên, thuốc không làm ảnh hưởng đến hấp thu của triglycerid và các vitamin tan trong dầu. Thuốc thường được chỉ định kết hợp với một thuốc nhóm statin để tăng hiệu quả điều trị. Nhìn chung, thuốc dung nạp tốt, tác dụng phụ chủ yếu là tiêu chảy, đau bụng, đau lưng, đau cơ.
d) Nhóm niacin
Cơ chế: Niacin làm giảm LDL-cholesterol, triglycerid và tăng HDL-cholesterol. Cơ chế chưa rõ ràng nhưng có thể do nó làm giảm sự sản xuất protein vận chuyển cholesterol và triglycerid.
Tác dụng phụ: Ngứa, mẩn đỏ, đau đầu
Chú ý: khi dùng cùng thuốc nhóm statin như lovastatin hay simvastatin có thể làm tăng tổn thương gan và cơ. Khi sử dụng cùng với nhựa gắn acid mật thì các chất này sẽ ngăn cản sự hấp thu của niacin do vậy phải sử dụng cách nhau từ 4 – 6 giờ.
e) Dẫn chất acid fibric (fibrate):
Cơ chế: Làm giảm triglycerid máu do giảm sản xuất triglycerid ở gan và tăng tốc độ loại triglycerid ra khỏi máu. Các fibrate làm tăng HDL nhưng không có tác dụng làm giảm LDL-cholesterol. Do đó ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, bác sỹ có thể kết hợp fibrate và nhóm statin.
Tác dụng phụ: buồn nôn, kích ứng dạ dày, tiêu chảy. Chúng cũng có thể gây viêm gan nhưng tác dụng nhẹ và có hồi phục. Thuốc cũng có thể gây sỏi nếu dùng nhiều năm.
Tên hoạt chất
Fenofibrate (Lipanthyl)
Clofibrate (Atromid, Slipavlon)
Bezafibrate (Bezalip)
Gemfibrozil (Lopid)
Ciprosibrate (Lipanor)
7. Chế độ ăn
a) Thực phẩm nên kiêng
+ Để giảm cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo + Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò…), các loại thịt gia cầm khi ăn nên bỏ da. + Ăn ít thịt đỏ: giới hạn lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) tiêu thụ dưới 255 g/tuần. + Hạn chế ăn bao tử, lòng đỏ trứng gà, vịt, trứng chim cút, não súc vật, nghêu, sò, ốc…, cật heo, gan…do chứa nhiều cholesterol. ). + Tránh dùng kem sữa bò. Nếu dùng các thức ăn từ sữa thì nên chọn loại đã tách kem (còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%. + Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa. Không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với cà phê (coffee creamers, coffee mate), bánh kem, kẹo chocolate… + Hạn chế dùng rượu hoặc là không nên dùng nhất là những bệnh nhân có triglyceride đặc biệt cao, dùng bia vừa phải 100-150ml/ngày. Hạn chế dùng nước ngọt. + Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm. + Hạn chế dùng thức ăn nhanh (gà chiên, khoai tây chiên…) |
b) Thực phẩm nên ăn
+ Cần tăng cường rau xanh và ngũ cốc.
+ Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp “trục xuất” các muối mật ra ngoài.
+ Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
+ Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
+ Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
+ Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim.
+ Ngoài ra, có thể dùng một trong các trà sau đây để phòng ngừa MMC: trà cúc, trà thảo quyết minh, trà nhân trần, trà artisô, trà rau má, trà gừng, trà lá sen…
8. Chế độ sinh hoạt
+ Tuyệt đối tránh xa thuốc lá.
+ Không uống rượu bia và các đồ uống ngọt
+ Không nên ăn tối quá muộn (quá 20 h) với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Thời điểm ăn bữa tối hợp lý nhất là vào 19 giờ hằng ngày.
+ Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim.
+ Giảm tổng lượng năng lượng trong ngày để giảm cân nhằm có chỉ số BMI thích hợp nếu có thừa cân, béo phì.
+ Về mặt tinh thần, tâm lý: có một chế độ sinh hoạt điều độ, không căng thẳng, thoải mái, tránh các xúc động mạnh, không quá lo âu, sợ hãi, giận dữ, buồn đau hoặc mừng vui quá độ.
+ Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, nhẹ nhàng, thường xuyên, phù hợp với thể trạng và điều kiện, hoàn cảnh của mình.
+ Giới hạn thời gian ngồi tại chỗ 60 phút mỗi ngày, ít nhất 3-4 ngày trong tuần.
+ Theo dõi cân nặng và chỉ số BMI để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý tránh béo phì, nên vận động tập thể dục mỗi ngày 30-60 phút giúp máu huyết lưu thông tốt và đốt cháy lượng mỡ dư thừa.
+ Không nên dùng thường xuyên nước ép trái cây vì lượng trái cây dùng thường nhiều và mất đi ít nhiều vitamin và chất xơ làm đường trong trái cây được hấp thu nhanh hậu quả dễ làm tăng mỡ máu nhất là triglyceride.
+ Không nên ăn, uống bữa phụ trước lúc đi ngủ 3 tiếng.
9. Điều trị mỡ máu an toàn
>> Điều trị rối loạn mỡ máu an toàn
>> Gạo đỏ lên men – Hướng mới trong điều trị máu nhiễm mỡ
>> Nattokinase – Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
Người bệnh ngày càng quan tâm nhiều hơn đến bệnh mỡ máu cao và được điều trị kịp thời. Các thuốc hạ mỡ máu ngày càng được sử dụng rộng rãi song cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như không an toàn, thường gây tác dụng không mong muốn tại các khớp, gan, dạ dày. Do đó xu hướng nhiều người tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. An Hạ Nguyên là sản phẩm điển hình trong việc điều trị hạ mỡ máu được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược.
An Hạ Nguyên được bào chế dựa trên phương thuốc truyền thống Trung Hoa và Nhật bản với thành phần men gạo đỏ và nattokinase, giúp cải thiện sức khỏe tuần hoàn.
Nattokinase là một enzyme hoạt huyết mạnh có nguồn gốc từ món ăn truyền thống của Nhật Bản đã hàng nghìn năm nay có tên là Natto (có nghĩa là đậu nành lên men). Nó là một loại gia vị dân gian và là một phương thuốc cổ truyền chữa bệnh tim mạch. Hạt đậu nành nấu chín được ủ ấm với Bacillus Subtillius sau khi lên men sẽ tạo enzyme Nattokinase. Trong số 173 loại thực phẩm tự nhiên trên thế giới, chỉ Nattokinase mới có tác dụng kép vừa phòng vừa làm tan huyết khối (cục máu đông) đã hình thành với hiệu quả mạnh và kéo dài, hơn nữa lại không có bất cứ tác dụng phụ nào.
Tinh chất men gạo đỏ là vị thuốc cổ truyền đã được người Nhật Bản, Trung quốc và nhiều nước châu Á sử dụng từ cách đây hơn một ngàn năm với công hiệu giúp điều hõa mỡ trong máu. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tinh chất men gạo đỏ được dùng để cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ tiêu hóa. Nó có khả năng làm giảm bớt lượng mỡ dư thừa trong máu như cholesterol và triglycerid. Tinh chất men gạo đỏ có lợi cho sức khỏe vì nó chứa các hợp chất như monacolin, chất có khả năng kìm hãm sự tổng hợp cholesterol. Đại học Y khoa UCLA (Mỹ) đã làm cuộc thí nghiệm ở 85 người có mức mỡ máu cao, uống một liều lượng 2,4 gam tính chất men gạo đỏ mỗi ngày trong 12 tuần và tuân thủ một chế độ ăn với lượng chất béo không quá 30 %. Qua theo dõi, những người tham gia nghiên cứu đã giảm đáng kể tổng lượng mỡ máu của cơ thể nói chung. Một thí nghiệm khác trên động vật cũng được chứng tỏ rằng tinh chất men gạo đỏ không gây hại cho thận và gan, cũng như ít xuất hiện phản ứng phụ (như ợ nóng, khó tiêu). Hầu hết các chuyên gia khẳng định, Tinh chất men gạo đỏ tương đối an toàn trong sử dụng.
Công dụng:
– Giúp làm giảm mỡ máu trong các trường hợp: tăng mỡ máu nguyên phát, tăng mỡ máu do di truyền, rối loạn mỡ máu hỗn hợp và các trường hợp liên quan tới tăng mỡ máu.
– Giúp làm sạch máu, ngăn chặn các yêu tố đông máu.
– Giúp ngăn chặn sự hình thành mỡ máu và cải thiện hoạt động tim mạch.
– Giúp phá và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu
– Giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não, phòng ngừa các bệnh liên quan tới tim mạch.
DS. Thanh Tú
Số điện thoại tư vấn: 043.995.3167