Câu hỏi:
Tôi đến một phòng khám Đông Y được thầy thuốc cho biết hay có hiện tượng “bốc hỏa” do “thận âm hư”, “chân tay thường lạnh”, … Xin dược sỹ giải thích bệnh của tôi. Tôi xin cảm ơn!
Nguyễn Công Luận, Công Năng, Đắc Nông
Trả lời:
“Bốc hỏa”, “Thận âm hư” … là những “chứng” trong Đông y. “Chứng” chỉ trạng thái bệnh lý có tính tổng hợp của cơ thể. “Chứng” không phải là một “bệnh” cụ thể – theo cách hiểu trong Y học hiện đại nhưng “chứng” lại là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh, vì vậy cần có những biện pháp điều chỉnh, chữa trị kịp thời.
“Bốc hỏa” (Đông y gọi là “thượng hỏa”) là một chứng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân, có thể là do “Thận âm hư” (phần âm của tạng Thận bị suy yếu) mà cũng có thể do “Thận dương hư” (phần Dương của tạng Thận suy yếu) gây nên.
Bạn có thể căn cứ vào biểu hiện ở bản thân để tự chẩn đoán và chữa trị như sau:
1) Nếu là “bốc hỏa” do “Thận âm hư”.
– – Hiện tượng “bốc hỏa” thường tập trung ở một bộ phận nhất định: ở răng gây nên đau răng, răng yếu, lung lay, cổ họng nóng rát, hỏa bốc lên mặt khiến hai gò má ửng đỏ,… Ngoài ra còn có một số biểu hiện khi âm hư như hâm hấp nóng về chiều và đêm, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, hay ngủ mê, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đại tiện phân khô hoặc táo bón, tiểu tiện ít, lưỡi khô ít rêu hoặc không có rêu, mạch nhỏ nhanh (tế sác) … Thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
– Để chữa trị cần dùng phép bổ âm. Có thể dùng sản phẩm “Ích Xuân Bảo Nguyên” để bổ âm. Và nên điều chỉnh bằng các loại thực phẩm: “thường xuyên dùng thực phẩm có tính mát, tác dụng bổ âm như mộc nhĩ, hạt sen, bí đao, dưa chuột, đậu phụ, chuối tiêu, dưa hấu, thịt vịt, thịt ngỗng, trứng gà, cá diếc, cá trắm đen, ếch … Những thứ như tỏi, ớt, thịt dê không nên dùng; thịt bò, thịt chó, quả nhãn, quả vải không nên dùng quá nhiều.
Nếu “bốc hỏa” do “Thận dương hư”
Thường có những biểu hiện: mặt nhợt nhạt nhưng cũng có lúc bỗng nhiên đỏ bừng, đầu hay choáng váng, thích nằm, lưng gối đau mỏi, tay chân lạnh, nhất là hai chân, ăn uống tiêu hóa kém, đại tiện phân nhão, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt có vết răng hoặc lở loét, mạch chìm yếu (trầm tế) …
Để chữa trị cần dùng phép bổ dương để “dẫn hỏa về gốc”. Có thể dùng thuốc bổ dương để “dẫn hỏa về gốc”. Có thể dùng thuốc bổ dương như thịt dê, thịt chó, thịt chim sẻ … Hoa quả nên ăn những thứ như có tính ấm như đào, vải, nhãn, mít dứa …không nên dùng quá nhiều những thứ như thịt cá và rau quả có tính mát, lạnh.
Lương y HUYÊN THẢO
Số điện thoại tư vấn: 043.995.3167