Ho dai dẳng là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Khác với ho thông thường, ho do hen suyễn có thể tự khỏi nhưng có thể nặng thêm trong các điều kiện nhất định như ho vào ban đêm, ho khi trẻ hoảng sợ hay bị cha mẹ mắng.
>> Làm thế nào để nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ?
>> Viêm mũi dị ứng liên quan đến hen suyễn
Cha mẹ nên thận trọng khi thấy con quấy khóc và ho, sau đó càng ho dữ hơn nếu bị la mắng. Tình trạng này có thể sẽ xấu đi và gây ra các cơn hen suyễn mà có dấu hiệu là có màu xanh tím quanh miệng, thậm chí dẫn đến nôn mửa.
“Tình trạng ho ở trẻ em do hen suyễn thường tồi tệ hơn khi bị la mắng. Nếu trẻ đã bị như vậy, không nên mắng mỏ trẻ”, tiến sĩ Emma Nurhema SpA, một bác sĩ nhi khoa của Bệnh viện Hữu nghị ở Jakarta cho biết.
Theo tiến sĩ Emma có 7 dấu hiệu để phát hiện trẻ ho do hen suyễn chứ không phải ho bình thường, đó là:
- Nặng hơn vào ban đêm hoặc trước khi rạng sáng
- Quấy nhiễu trong giấc ngủ
- Đôi khi dẫn đến ói mửa
- Có tiền sử dị ứng trong gia đình
- Có các yếu tố tác động như bụi, thời tiết hoặc loại thực phẩm nhất định
- Xảy ra sau khi di chuyển
- Các triệu chứng có thể tự tốt lên mặc dù không điều trị.
Những triệu chứng trên chứng tỏ trẻ bị suyễn, nhưng cha mẹ không nên hoảng sợ. Hãy cho con kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu để xem mức dị ứng thế nào.
Theo tiến sĩ Emma, điều cấp thiết nhất là xác định các yếu tố kích thích. Nếu đã biết các yếu tố kích thích cơn suyễn của trẻ, cách tốt nhất để ngăn chặn cơn suyễn là tránh các yếu tố ấy và nếu cần thiết thì xin bác sĩ kê đơn thuốc.
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng không hẳn sẽ diễn ra ở tuổi trưởng thành. Theo tiến sĩ Emma, 80% các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em sẽ giảm dần khi bước vào tuổi thiếu niên và có thể dừng lại hoàn toàn mặc dù đôi khi có thể tái phát một lần nữa nếu có các yếu tố kích thích bệnh tái phát.
Theo 24h