Viêm gan do virus

Viêm gan do virus

Viêm gan virus là một bệnh truyền nhiễm do một trong nhiều loại virus hướng gan gây ra. Viêm gan virus đặc biệt do các virus B, C, D không những ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt, có thể gây tử vong, mà còn để lại hậu quả lâu dài viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe các thế hệ sau.

>> Thuốc nào gây độc cho gan

>> Nhiễm độc gan vì thuốc hạ mỡ máu

 

 

CÁC VIRUS VIÊM GAN

 

Cho tới nay, người ta thấy có 6 loại virus viêm gan phổ biến: A, B, C, D, E, G,…Một số siêu vi gây bệnh lý toàn thân gây viêm gan thứ phát, nhưng không đặc hiệu: CMV (cytomegalo virus), EBV (Epstein Barr virus) …..Chỉ có virus gây viêm gan B, C, D là có thể gây viêm gan mãn tính và xơ gan. Ở nước ta phổ biến là viêm gan A, B, C; Trong đó, quan trọng là B, C do nguy cơ của xơ gan , ung thư gan. Đặc điểm của một số loại virus viêm gan (xem bảng dưới):

 

Họ

A

B

C

D

E

G

Thời gian nhiễm virus trong máu

Ngắn

Kéo dài

hoặc mạn tính

Kéo dài

hoặc mạn tính

Kéo dài

hoặc mạn tính

Ngắn

Đang

nghiên cứu

Khả năng gây dịch

++

++

 

Đường lây:

 

 

 

 

 

 

-Miệng

++

+

 

 

++

 

-Máu

 

++

++

++

++

-Sinh dục

+

+

+

 

Chất gây nhiễm:

 

 

 

 

 

 

-Phân

++

++

 

-Máu, các sản phẩm máu

++

++

++

++

-Chất bài tiết

+

+

+

 

-Thời gian ủ bệnh (tuần)

2-6

4-28

4-6

4-12

6

 

-Mang vi khuẩn mạn không triệu chứng

+

+

+

 

-Gây viêm gan mạn

+

+

+

 

 
 

VIÊM GAN A

 
 

(Hepatitis A virus – HAV)

 

1. DỊCH TỄ

 

Viêm gan A tìm thấy khắp nơi trên thế giới, có mối liên quan chặt chẽ với trình độ phát triển kinh tế, găp nhiều nhất ở Trung – Nam Mỹ, Phi châu, Á châu và Địa Trung Hải

 
 

Dịch tễ của Viêm gan A có một số đặc điểm sau:

  • Dịch có khuynh hướng chu kỳ khi số lượng cá thể nhạy cảm đông. Tỉ lệ nhiễm siêu vi A rất cao ở những nơi đông dân cư , vệ sinh kém: trại lính , nhà tù …
 
  • Đặc hiệu ở lứa tuổi trẻ em, chủ yếu ở lứa tuổi mẫu giáo-tiểu học. Ở các nước đang phát triển hầu hết trẻ em dưới 10 tuổi đều nhiễm siêu vi A ở dạng không có triệu chứng lâm sàng
 
  • Chu kỳ mùa rõ rệt: ở miền Bắc xuất hiện quanh năm, khuynh hướng giảm vào những tháng khô lạnh 12, 1, 2, tăng vào những tháng nóng và mưa nhiều từ tháng 6 tới tháng 11 giống như các bệnh đường tiêu hóa khác.
 
  • Ở nông thôn nhiều hơn thành thị
 
  • Ổ dịch gia đình
 
  • Giảm xuống khi được tiêm phòng gamma globulin
 
  • Tỷ lệ diễn biến xấu rất thấp
 

2. LÂY LAN

 

Lây chủ yếu qua đường tiêu hóa thông qua: thức ăn, nước uống bị nhiễm, tiếp xúc qua tay bị ô nhiễm, qua dịch tiết vùng mũi – họng, khí dung, nước bọt. Các đối tượng đồng tình luyến ái, có thể lây qua tiếp xúc tình dục qua đường miệng-sinh dục-hâu môn.

 

3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

 

Đa số trường hợp nhiễm siêu vi A không có biểu hiện vàng da, ở trẻ em bệnh thường nhẹ, lành tính và ngắn ngày. Thời gian ủ bệnh từ 2-6 tuần, triệu chứng xuất hiện đầu tiên là sốt, vàng da, kế đến đau cơ, nhức đầu, mệt mõi, chán ăn, đau hạ sườn phải…bệnh thường tự giới hạn, và nếu khỏi là khỏi hoàn toàn, hiếm khi thành cấp hay mãn tính, men ALT thường trở về bình thường sau 2- 4 tuần.

 

4. CHẨN ĐOÁN

 
  • Kháng thể Anti HAV-IgM: dương tính trong huyết thanh. Kháng thể này là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán viêm gan A và biến mất trong vòng 2-3 tháng.
 
  • Virus HAV trong phân vào cuối giai đoạn ủ bệnh hoặc thời gian đầu có triệu chứng.
 
  • Trong trường hợp có vàng da: bilirubin, men ALT, AST tăng cao , albumin, chức năng đông máu ít thay đổi.
 

5. ĐIỀU TRỊ

 
  • Bệnh thường nhẹ, chỉ cần nâng đỡ thể trạng, nghỉ ngơi.
 
  • Khẩu phần dinh dưỡng nhiều đạm.
 
  • Có thể dùng sinh tố, thuốc chống nôn nếu cần.
 

6. PHÒNG NGỪA

 
  • Bệnh lây qua ăn uống nên vấn đề vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân rất quan trọng
 
  • Cách ly và điều trị bệnh nhân khỏi lây lan cho tập thể.
 
  • Hiện nay đã có vaccin ngừa viêm gan A rất hiệu quả. Tuy nhiên, có lẽ do giá thành cho tới nay chưa có một quốc gia nào có chủ trương quy mô quốc gia đưa vaccin viêm gan A vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm chủng cho những tập thể, trẻ nhỏ, thanh niên hoặc nhóm có nguy cơ cao có lẽ có thể thực hiện để giảm tần xuất bệnh ở mức quốc gia. Nhìn lâu dài việc loại trừ, thậm trí thanh toán, viêm gan A sẽ được xem xét như đối với bệnh bại liệt.
 

VIÊM GAN B

 

(Hepatitis B virus – HBV)

 

1. DỊCH TỄ

 

Khoảng 2 tỷ người trên thế giới có bằng chứng đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan B và 350 triệu người mang virus này mãn tính. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới viêm gan B được xếp hàng thứ 9 trong những nguyên nhân gây tử vong, Việt Nam thuộc vùng dịch tễ lưu hành cao của siêu vi B và là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới tỉ lệ nhiễm từ 15-20%. HbsAg dương tính ở nam cao hơn ở nữ, nhưng tỉ lệ kháng HBC ở nữ cao hơn nam, cho thấy rõ tính miễn dịch của nữ đối với virus viêm gan B thấp hơn của nam. Phương diện phân bố theo độ tuổi, tỉ lệ HbsAg dương tính có hai cao trào, một là cao trào ở độ tuổi trước 10 tuổi, thứ hai là cao trào ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi.

 
  • Khu vực lưu hành cao, tỉ lệ nhiễm : 8-20%: Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi.
 
  • Khu vực lưu hành trung bình , tỉ lệ nhiễm: 2-7%: Đông Âu, Cận Đông, Nga.
 
 
 
 
  • Khu vực lưu hành thấp, tỉ lệ nhiễm: 0,1- 0,5%: Bắc Mỹ, Úc Châu, Tây Âu.

2. LÂY LAN: Bệnh lây chủ yếu bằng các đường sau:

  • Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus.
 
  • Lây truyền từ mẹ sang con. Theo thống kê cho thấy, trong số những người mắc kèm HbsAg thì có đến 1/3 bị nhiễm bệnh qua con đường từ mẹ sang con. Nếu mẹ có HbsAg dương tính, thì ước tính có 40-50% nguy cơ con cũng bị biến thành dương tính. Nếu HbsAg của mẹ dương tính, HbeAg cũng dương tính (có nghĩa là hai lần dương tính) thì 90% đến 100% ở con cũng có HbsAg. Trong đó, gây nhiễm qua quá trình chuyển dạ là chủ yếu chiếm 80%.
 
  • Lây do dùng chung đồ với người bệnh như dao cạo râu , bàn chải đánh răng , lây qua vết trầy sướt……..
  • Lây truyền qua đường sinh dục.
 

3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

 

Viêm gan B diễn biến thường nặng hơn Viêm gan A, có nhiều biến chứng nhất là ở giai đoạn cấp tính, tỷ lệ tử vong cao và có mức độ nhất định bệnh chuyển thành mãn tĩnh với tỷ lệ 10%-20% dẫn đến những hậu quả nặng như xơ gan, ung thư gan. Nếu viêm gan B cấp có HbsAg dương tính kéo dài quá 10 tuần phải cảnh giác bệnh chuyển thành mạn tính, nếu kéo dài quá 6 tháng, chắc chắn đã trở thành mạn tính.

 
  • Viêm gan B cấp: Thời gian ủ bệnh khoảng 4-28 tuần, trong số những người nhiễm siêu vi B cấp tính, khoảng 90% không có triệu chứng lâm sàng, 10% có triệu chứng cấp tính: mệt mỏi, sốt, vàng da, chán ăn, đau cơ, đau khớp , đau hạ sườn phải …..gan lách to, phát ban….
 
  • Viêm gan mãn: Tùy theo thời điểm nhiễm siêu vi B mà tỉ lệ rơi vào nhiễm mãn tính khác nhau: nhiễm lúc sinh khoảng 90% sẽ trở thành nhiễm mãn tính (HBsAg dương tính trên 6 tháng), nhiễm lúc trưởng thành, 10% sẽ trở thành nhiễm mãn tính. Trong nhóm nhiễm siêu vi B mãn tính khoảng 20-30% viêm gan mãn tính: có thể vàng da kéo dài, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, men ALT cao kéo dài, bệnh dễ đưa đến xơ gan ung thư gan.
 

4. CHẨN ĐOÁN

 

a.Các dấu ấn của virus viêm gan B:

 

a.1.Hệ thống kháng nguyên-kháng thể bề mặt (HBsAg-AntiHBs)

 

HBsAg (Hepatitis B surface antigen): kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B

 

– Xuất hiện rất sớm trước khi có triệu chứng lâm sàng, tăng cao dần và biến mất 4-8 tuần kể từ khi có triệu chứng. Nếu sau 6 tháng mà vẫn còn HBsAg trong huyết thanh thì có nguy cơ chuyển thành người mang siêu vi B mãn tính.

 

– Có một số trường hợp viêm gan B mà HBsAg (-) có thể do nồng độ thấp, phải dùng dấu ấn miễn dịch khác hay kỹ thuật PCR.

 

Kháng thể Anti-HBs (Hepatitis B surface antibody):

 

– Xuất hiện muộn 2-16 tuần sau khi không phát hiện HBsAg. Bởi vì ở giai đoạn đầu của bệnh, kháng thể không phát hiện được là vì kháng nguyên sản sinh nhanh với hiệu giá nhanh hơn kháng thể; kháng thể sản xuất chậm, ra bao nhiêu được đưa vào phức hợp miễn dịch bấy nhiêu.

 

– Khi có sự xuất hiện AntiHBs và HbsAg chuyển âm tính là dấu hiệu của bệnh đã được cải thiện, cơ thể đã tạo đủ miễn dịch chống lại sự tái nhiễm viêm gan B

 

– Ở những người được tiêm chủng vaccin chống siêu vi B thì chỉ có Anti HBs là kháng thể duy nhất được hình thành trong máu.

 

a.2.Hệ thống kháng nguyên-kháng thể lõi (HBcAg-AntiHBc)

 

HBcAg (Hepatitis B core-antigen): kháng nguyên lõi, về nguyên tắc không có mặt ở huyết thanh (trừ trường hợp cá biệt) do nó được vỏ ngoài của HBV tức là HBsAg bao bọc. Kháng nguyên này chỉ có ở trong tế bào gan nên chỉ phát hiện ra khi làm sinh thiết gan.

 

Kháng thể Anti-HBc: có hai lớp Anti-HBc type IgM và type IgG.

 

– Anti-HBc IgM : xuất hiện sớm trong những tuần đầu của bệnh, giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh cấp, sau đó kháng thể này giảm dần và mất hẳn khi bệnh phục hồi.

 

– Anti-HBc IgG: xuất hiện muộn hơn, tăng dần theo thời gian, nhưng tồn tại suốt đời. Nó là chỉ điểm của viêm gan B cấp giai đoạn phục hồi hoặc viêm gan B mạn tính.

 

a.3.Hệ thống kháng nguyên-kháng thể e (HBeAg-AntiHBe)

 

Kháng nguyên HBeAg:

 

– Xuất hiện sớm trong giai đoạn tiền vàng da.

 

– Sự biến mất của HBeAg và xuất hiện Anti-HBe thường là dấu hiệu của bệnh đang lui dần. Ngược lại trong viêm gan mãn tấn công thường thấy HBeAg(+) chứng tỏ virus đang nhân lên.

 

– Ở người có kháng nguyên bề mặt HBsAg(+) và kháng nguyên e HBeAg(+) thì có tỉ lệ lây nhiễm rất cao. Đặc biệt ở phụ nữ có thai HBsAg(+)và HBeAg (+) thì hầu hết con của họ đều bị lây nhiễm.

 

Kháng thể Anti-HBe:

 

– Xuất hiện muộn giai đoạn bình phục

 

– Khi xuất hiện Anti-HBe là bệnh đang được cải thiện, trừ trường hợp ở dạng virus đột biến.

 

a.4.HBV DNA: (xét nghiệm về gen của siêu vi B )

 

Nếu dương tính tức siêu vi đang sinh sản, bệnh đang tiến triển, rất dễ lây lan.

 

Sau đây là bảng tóm tắt đáp ứng miễn dịch đối với virus viêm gan B (HBV) trong các thể bệnh:

 

Thể bệnh

HBsAg

Anti-HBsAg

HBcAg

Anti-HBcAg

HBeAg

Anti-HBeAg

Viêm gan kịch phát

– Mất nhanh

– Hiệu giá thấp

Xuất hiện nhanh

– Hiệu giá cao

Chỉ có ở nhân tế bào

Xuất hiện sớm ngay sau HBsAg giảm khi lại sức nếu sống sót

Không có

Không có hoặc có song mất nhanh

VG cấp

Thể điển hình thông thường

– Xuất hiện sớm ủ bệnh kéo dàI 4-10 tuần

– Quá 6 tháng thì bệnh thành mạn tính

Xuất hiện ở giai đoạn lại sức khi HBsAg biến mất

Chỉ có ở nhân tế bào

Xuất hiện sớm ngay sau HBsAg giảm khi lại sức nếu sống sót. Anti-HBc type IgM giai đoạn cấp. Anit-HBc type IgG gia đoạn lại sức

– Có thể âm tính

Có thể dương tính khi dương tính bệnh có thể trở thành mạn tính

Hiếm gặp, xuất hiện khi HBeAg mất đi

VG mạn tính

– Dương tính kéo dài trên 6 tháng hoặc nhiều năm

Âm tính

Chỉ có ở nhân tế bào

Kéo dài với hiệu giá tăng của Anti-HBc type IgM

Dương tính

Âm tính

Người mang khuẩn không triệu chứng

– Dương tính trên 6 tháng hoặc nhiều năm

Âm tính

Chỉ có ở nhân tế bào

Dương tính

Âm tính

Dương tính

 

b. Sinh hóa:

 
  • Viêm gan cấp:
 

– Công thức máu ít thay đổi, hồng cầu hơi giảm.

 

– Men ALT, AST tăng rất cao .

 

– Bilirubin tăng cao.

 

– Tỉ lệ prothrombin giảm, nếu giảm nhiều tiên lượng không tốt.

 
 

– Albumin bình thường, giảm trong thể nặng.

  • Viêm gan mãn:
 

– Men ALT, AST tăng, không nhiều như trong đợt cấp(ít khi quá 4 lần bình thường).

 

– Bilirubin tăng nhe.

 

– Giảm albumin, prothrombin, giảm tiểu cầu.

 

– Tăng AFP, đây là dấu ấn quan trọng theo dõi diễn tiến xơ gan, ung thư gan.

 

c. Siêu âm:

 

– Trong viêm gan cấp: cấu trúc gan ít thay đổi trên siêu âm, có thể chỉ to nhẹ

 

– Trong viêm gan mãn: tùy tình trạng nhẹ đến nặng có thể cấu trúc thô, bờ gan không đều, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, lách to …

 

5. ĐIỀU TRỊ

 

a.Cấp:

 

– Nghỉ ngơi.

 

– Ăn nhiều đường, ít mỡ, tăng protid.

 

– Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, hoa quả.

 

– Bổ sung sinh tố: C, B.

 

b. Mãn:

 

– Chỉ điều trị khi virus sinh sản (HBV DNA dương tính), có sự hủy hoại tế bào gan (men ALT tăng hơn 2 lần bình thường).

 

– Mục tiêu điều trị nhằm hạn chế sự sinh sản của siêu vi, cải thiện tế bào gan, ngăn chặn tiến trình xơ gan, ung thư gan.

 

– Thuốc viên uống : Lamivudin 100mg, 1 viên /ngày. Thuốc tiện sử dụng, điều trị lâu dài khoảng 1 năm, tuy nhiên hiệu quả còn hạn chế, thành công khoảng 30%, có thể tái phát khi ngưng thuốc.

 

– Thuốc tiêm Interferon: giá thành cao, nhiều tác dụng phụ, hiệu quả cũng chỉ 10-30%, hiện nay có loại Peg-Interferon hiệu quả cao hơn nhưng giá thành rất đắt.

 

– Thymosin- α 1 : thuốc tiêm, giá thành cao, hiệu quả chỉ tương đối.

 

– Có thể kết hợp các thuốc trên với dùng thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan B mãn tính nguồn gốc thảo dược như: Livbilnic (Extractum Phyllanthii ….250 mg) ngày 3 lần, mỗi lần 4 viên.

 

Hiện nay nhờ kỹ thuật xác định gen của virus, người ta biết được siêu vi B có các type: A, B, C, D, E , F, G, H, các dạng virus đột biến, nhờ đó giúp cho lựa chọn thuốc điều trị thích hợp và tiên lượng. Ví dụ siêu vi type C khó đáp ứng điều trị Interferon, dễ diễn biến ung thư gan.

 

6. PHÒNG NGỪA

 

 – Kiểm soát các nguồn lây trong môi trường, gia đình, bệnh viện.

 

– Hiện nay có vaccin ngừa viêm gan siêu vi B rất hữu hiệu.

 

TT

Đối tượng

Liều vaccin (mg)

Phác đồ

1

Bé sinh từ mẹ HBsAg và HBeAg (+)

5

Ngay lúc sinh (1 mũi vaccin + 1 mũi 0,5ml H-BIG “Hepatitis B immune globulin”), tháng thứ 1, 5 và 12

2

Bé sinh từ mẹ HBsAg (-) và HBeAg (-)

2,5

Ngay lúc sinh, tháng thứ 1 và tháng thứ 5

3

Tất cả trẻ em <1 tuổi

2,5

Ngay lúc sinh, tháng thứ 1 và tháng thứ 5

4

Từ 1 đến 17 tuổi

2,5

0, 1, 6 tháng

5

18 đến 40 tuổi

5

0, 1, 6 tháng

6

Người lớn > 40 tuổi

10

0, 1, 6 tháng

 
 

7. LỜI KHUYÊN CHẾ ĐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG

 

Chế độ ăn: nếu bạn là người lành mang mầm bệnh, bạn nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có xơ gan bạn nên giảm muối trong chế độ ăn

 

Lối sống: Người bị nhiễm siêu vi B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh. Mối lo này hoàn toàn hợp lý vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình dục. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng thích hợp, ví dụ nếu bạn đứt tay, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng, nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

 

VIÊM GAN SIÊU VI C

1. DỊCH TỄ

 
 

Hiện nay có khoảng 3% dân số thế giới nhiễm siêu vi C và trên 170 triệu người mang virus này mãn tính. Ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm khoảng 1,8%. Ở nước ta cũng như các nước đang phát triển cho  tới nay việc nghiên cứu dịch tễ học nhiễm HCV còn rất hạn chế. Sở dĩ vậy vì một phần chúng ta đang còn tập trung vào nghiên cứu nhiễm HBV, một bệnh phổ biến hơn và cũng nhiều nguy hiểm.

 

Tỉ lệ mắc ở khu vực Châu Á thay đổi 1-5% . Ai Cập có tỉ lệ nhiễm cao nhất thế giới 15% . Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 8.000-10.000 trường hợp tử vong do viêm gan C.

 

2. LÂY LAN

 

– Người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C.

 

– Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C.

 

– Nhân viên y tế: do tiếp xúc bệnh phẩm nhiễm siêu vi C trong quá trình làm việc.

 

– Đường tình dục.

 

– Từ mẹ sang con.

 

– Nguyên nhân khác: xăm mình , xỏ lỗ tai.

 

– Có trường hợp nhiễm không rõ đường lây.

 

3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

 

Thời gian ủ bệnh từ 2 tuần – 6 tháng. Viêm gan C thường không gây ra viêm gan thể kịch phát. Những trường hợp nặng thường là do đồng nhiễm với HBV, HDV

 

a. Viêm cấp: Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Một số khác có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, có thể vàng da, nước tiểu đậm màu …chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu. Đặc điểm đáng lưu ý nhất là viêm gan C cấp rất dễ chuyển thành viêm gan mạn tính với tỷ lệ từ 23%-62%, thậm chí 85%.

 

b.Viêm mãn: Đặc điểm nổi bật của bệnh viêm gan C mạn tính là sự tiến triển thầm lặng qua nhiều năm. Khi men ALT, AST tăng kéo dài trên 6 tháng chắc chắn bệnh đã chuyển thành mạn tính, nghĩa là không đào thải siêu vi. Khi đã mắc mạn tính thì 24%-90% là viêm gan thể hoạt động, khoảng 20% số viêm gan C mạn sau nhiều năm cũng dẫn đến xơ gan, báng bụng, dãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong

 

4. CHẨN ĐOÁN

 

– Anti HCV: dương tính chứng tỏ có nhiễm siêu vi C, không có ý nghĩa là kháng thể chống lại bệnh.

 

– HCV RNA (đây là xét nghiệm về gen của siêu vi ) xuất hiện rất sớm sau khi nhiễm bệnh, xét nghiệm này dương tính chứng tỏ bệnh đang phát triển, virus đang sinh sôi nảy nở.

 

+ Xét nghiệm về gen của siêu vi : xác định được genotype của siêu vi , định lượng được số lượng siêu vi trong máu, nhờ đó gíup định phác đồ điều trị chính xác, tiên lượng được hiệu quả thành công của quá trình điều trị.

 

+ Có nhiều kỹ thuật xác định gen siêu vi C, kỹ thuật LIPA là một trong những kỹ thuật tiến tiến và chính xác.

 

5. ĐIỀU TRỊ

 

a.Viêm gan C cấp

 

Trước kia các bác sĩ quan niệm chỉ cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi, bồi dưỡng, bổ sung sinh tố, không cần điều trị đặc trị.

 

Tuy nhiên hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng, nếu điều trị viêm gan C giai đoạn cấp bằng Interferon đơn độc hay phối hợp Ribavirin trong vòng 6 tháng sẽ loại khỏi virus khỏi cơ thể hạn chế bệnh chuyển mạn tính, đưa gan về bình thường, tỉ lệ thành công 90-95%.

 

Và nên kiểm tra HCV-RNA trước khi điều trị, sau 3 tháng, 12 tháng, 18 tháng sau điều trị và chỉ số men ALT, AST hàng tháng. Khi HCV-RNA âm tính và ALT, AST về bình thường thì hiệu quả điều trị tốt.

 

b.Viêm gan C mãn:

 

Phác đồ điều trị viêm gan C hữu hiệu : Interferon + Ribavirin, hiện nay có loại Interferon thế hệ mới Peg-Interferon hiệu quả hơn Interferon.

 

6. PHÒNG NGỪA:

Hiện tại chưa có vaccin ngừa viêm gan C, chỉ có thể:

 

– Tránh tiếp xúc thân mật với người bệnh hay người mang mầm bệnh. Đặc biệt nếu mẹ bị nhiễm HCV không nên cho con bú. Tuy nhiên, không có chủ trương không sinh đẻ khi mẹ nhiễm HCV.

 

– Tránh sử dụng kim tiêm, ống tiêm hay đụng chạm với dụng cụ bén nhọn bị hoại nhiễm.

 

– Loại bỏ mẫu máu bị hoại nhiễm.

 

7. LỜI KHUYÊN CHẾ ĐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG

 

Chế độ ăn: Bạn nên hạn chế rượu, bia vì xơ gan dễ xảy ra hơn ở người viêm gan đồng thời nghiện rượu. Bệnh nhân viêm gan C có thể duy trì chế độ ăn lành mạnh bình thường. Khi đã có xơ gan, bác sĩ khuyên nên áp dụng chế độ ăn giảm muối.

 

Lối sống: Như đã nêu ở trên, siêu vi viêm gan C lây truyền qua đường máu, nếu bạn bị đứt tay hãy lau sạch bằng dung dịch sát trùng. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm thấp, bạn vẫn nên áp dụng phương pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

 

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI MẮC BỆNH GAN

Một chế độ ăn nhiều loại thức ăn, gan phải thường xuyên  hoạt động để chuyển hóa và cân bằng  để đảm bảo rằng dinh dưỡng tốt đến các cơ quan thích hợp. Ở một người khoẻ mạnh, hoạt động cân bằng này xảy ra một cách tự động. Nhưng khi gan đã bị yếu hay suy yếu, nó sẽ có rắc rối trong việc sắp đặt lại những chất dinh dưỡng khác nhau. Đấy là nơi mà chế độ ăn kiêng của một người có vấn đề về gan là cần thiết. Nếu ăn những thức ăn cân bằng một cách đúng đắn, thì gan sẽ không phải làm việc vất vả.

Khi bị viêm gan cấp, cần áp dụng chế độ nương nhẹ gan và dạ dày, ruột. Chỉ nên uống nước đường, nước luộc rau; truyền dịch glucose và axit amin để thay thế cho sự ăn.

 
 
 

Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, nên ăn sữa với khoảng 1.500 ml/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu. Có thể dùng sữa đã tách bơ hoặc rút kem pha thêm đường; hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng khác như: Ensure, Isocal, Sandosource, Vivonex T.E.N…Bạn có thể bảo vệ gan, chống hủy hoại tế bào gan, kích thích quá trình tái tạo nhu mô gan làm hồi phục chức năng gan bằng cách sử dụng một số sản phẩm bổ gan như: Boganic

 

Cuối giai đoạn viêm gan cấp, có thể cho bệnh nhân ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt thì áp dụng chế độ ăn nhiều protid và methionin (như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc) với mức 2 g protid/kg thể trọng mỗi ngày, đồng thời tăng cường calo, chất bột.

Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạ ng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Người bệnh không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu. Chế độ ăn cần chú ý đến những điểm sau: Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ; không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng; nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột; ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid; ăn nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi. Với chất béo, chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật. Ngoài ra, cần tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc, rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt. Không dùng gia vị, rượu bia, chất kích thích…Hỗ trợ hồi phục chức năng gan bằng sản phẩm Boganic nguồn gốc thảo dược.