Làm gì khi bé bị rối loạn tiêu hóa
Câu hỏi:
Cháu nhà tôi đươc 5 tháng tuổi, 4 ngày nay cháu đi ngoài phân sông có màu trắng, lúc thì vàng nhạt, thỉnh thoảng có bot. xin bác sĩ cho biết như thế có sao không ? Có phải uống thuốc gì ko? Hiện giờ cháu mới được 5,2kg, cháu có bị suy dinh dưỡng hay còi xương ko ? (hoang thuy nga)
>> Những điều bệnh nhân viêm loét dạ dày nên biết!
>> Không tự ý dùng thuốc trị táo bón
Trả lời:
Mời bạn tham khảo bảng theo dõi chiều cao cân nặng của bé tại đây: (theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO)
1. Trẻ gái:
Tuổi *****Bình thường*** * Suy dinh dưỡng *** *Thừa cân
0 *******3,2 kg – 49,1 cm ** *2,4 kg – 45,4 cm *** 4,2 kg
1 tháng***4,2 kg – 53,7 cm** * 3,2 kg – 49,8 cm ** *5,5 kg
3 tháng***5,8 kg – 57,1 cm ** *4,5 kg – 55,6 cm ** *7,5 kg
6 tháng***7,3 kg – 65,7 cm ** * 5,7 kg – 61,2 cm ** *9,3 kg
12 tháng**8,9 kg – 74 cm ***** *7 kg – 68,9 cm ** 11,5 kg
18 tháng**10,2 kg – 80,7 cm* */8,1 kg – 74,9 cm** 13,2 kg
2 tuổi****11,5 kg – 86,4 cm **2*9 kg – 80 cm *** * 14,8 kg
3 tuổi ***13,9 kg – 95,1 cm *2 10,8 kg – 87,4 cm ** *18,1 kg
4 tuổi ***16,1 kg – 102,7 cm * 12,3 kg – 94,1 cm * **21,5 kg
5 tuổi ***18,2 kg – 109,4 cm * 13,7 kg – 99,9 cm ** *24,9 kg
2. Trẻ trai:
Tuổi *****Bình thường**** Suy dinh dưỡng **** Thừa cân
0 ********3,3 kg- 49,9 cm ** *2,4 kg – 46,1 cm *** *4,4 kg
1 tháng*** 4,5 kg – 54,7 cm ** *3,4 kg – 50,8 cm *** *5,8 kg
3 tháng ***6,4 kg – 58,4 cm *** *5 kg -57,3 cm **** * *8 kg
6 tháng ***7,9 kg – 67,6 cm ** * 6,4 kg – 63,3 cm *** *9,8 kg
12 tháng **9,6 kg – 75,7 cm *** 7,7 kg -71,0 cm **** *12 kg
18 tháng *10,9 kg – 82,3 cm ** *8,8 kg -76,9 cm **** 13,7 kg
2 tuổi ****12,2 kg – 87,8 cm ** 9,7 kg – 81,7 cm **** 15,3 kg
3 tuổi**** 14,3 kg – 96,1 cm ** 11,3 kg – 88,7 cm** * *18,3kg
4 tuổi ****16,3 kg – 103,3 cm *12,7 kg – 94,9 cm ** *21,2 kg
5 tuổi ****18,3 kg – 110 cm ** 14,1 kg -100,7 cm *** *24,2 kg
Theo thư bạn mô tả thì bé bị rối loạn tiêu hóa. Thường thì có thể nhận diện được trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi gặp các triệu chứng sau: trướng bụng, đầy hơi, táo bón, trẻ không chịu ăn, ăn vào là ói ra, tiêu chảy, ăn không tiêu… và nhất thiết phải có biện pháp khắc phục tình trạng này một cách sớm nhất có thể để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Bé của bạn được 5 tháng tuổi, là lứa tuổi bắt đầu chế độ ăn dặm. Đối với trẻ ở lứa tuổi ăn dặm, hệ vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Trong môi trường hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích, có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi trùng gây bệnh. Với trẻ khi bắt đầu ăn dặm thì thức ăn lỏng như sữa mẹ hoặc sữa bình không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ. Ở giai đoạn này, hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng…) tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển (tả, lỵ…). Đây là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mà rất nhiều trẻ em mắc phải: rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở lứa tuổi này là trẻ không chịu ăn, hoặc ăn vào lại ói ra, tệ hơn nữa là trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón…
Nếu bạn vẫn cho bé bú, bạn cũng cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ các vi chất và hợp vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn của bé, không cho bé ăn những thực phẩm khó tiêu.
Nếu sau khi bạn đã điều chỉnh lại chế độ ăn mà tình trạng tiêu hóa của bé vẫn không được cải thiện thì bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa nhi để được các Bác sĩ tư vấn cách điều trị cho bé. Đồng thời, bạn nên cho bé đi khám tại Viện Dinh dưỡng, bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán để xác định bé có bị còi xương, suy dinh dưỡng hay không.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!