Cải thiện sự kém hấp thu trẻ!

Cải thiện sự kém hấp thu trẻ!

Chúng ta thường cho rằng, trường hợp trẻ ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng thường là do có “vấn đề” về đường ruột, hệ tiêu hóa hoặc ăn uống không cân đối các thành phần dưỡng chất… Vậy nhưng, có rất nhiều trường hợp, trẻ ăn cân đối đầy đủ dưỡng chất, hệ tiêu hóa tốt mà vẫn suy dinh dưỡng. “Chuyện lạ” này là vì sao, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với PGS.Ts Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia.

Thưa PGS.Ts Nguyễn Thị Lâm, có một thực tế là rất nhiều ông bố, bà mẹ lo cho con ăn uống  kỹ càng, thế nhưng, con vẫn còi cọc, đó có phải do vấn đề hấp thu? Và khả năng hấp thu của trẻ phụ thuộc vào những yếu tố gì?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Đúng như vậy, việc lớn lên phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ bên cạnh việc cho ăn uống đầy đủ còn rất quan trọng là khả năng hấp thu của các cháu đến đâu.

Nhìn chung, khả năng hấp thu của trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố:

–         Thứ nhất là cơ cấu của khẩu phần ăn phải cân đối, ví dụ như cháu ăn dư thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác nên việc chuyển hóa không đạt hiệu quả.

–         Thứ hai là do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột.

–         Và yếu tố thứ 3 không thể không kể đến là không đủ các enzym tiêu hóa, khiến việc chuyển hóa thức ăn sút kém.

Xin bà giải thích rõ hơn về vai trò của enzym trong  hấp thụ thức ăn của trẻ?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Chúng ta cứ hình dung hấp thu là giai đoạn trung gian giữa quá trình tiêu hóa và chuyển hóa. Các loại vật chất ăn vào được tiêu hóa bởi các enzym của dạ dày, tụy và ống tiêu hóa thành chất dinh dưỡng hấp thu được qua thành ruột vào máu, bạch mạch rồi được chuyển hóa thành sản phẩm cần thiết nuôi cơ thể. Vì thế nếu thức ăn không được enzym tiêu hóa phân giải thì sẽ không có quá trình hấp thu hoặc không đủ thì hấp thu sẽ kém.

Khi thấy con mình có những triệu chứng kém hấp thu thường các bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, bà có lý giải gì không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Các bậc cha mẹ thấy con đi ngoài phân lỏng, có mùi tanh, lổn nhổn, đầy hơi, chướng bụng… là nghĩ con bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn. Nhưng đây cũng là biểu hiện chung của kém hấp thu. Vì thế khi thấy con có những biểu trên, các bậc cha mẹ nên quan tâm tới 3 yếu tố kể trên, xem con mình nằm trong nguyên nhân nào.

Làm thế nào để tăng cường enzym, “đủ” cho nhu cầu cơ thể, thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Thường enzym do cơ thể tự sản sinh ra, tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta nên bổ sung để tăng cường tiêu hóa hấp thu cho cơ thể.

ì     Như chúng ta đã biết  thì enzym chính là yếu tố để tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết đi nuôi cơ thể. Vậy xin bà cho biết, cơ thể chúng ta có thường hay bị thiếu enzym hay không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Thường thì hệ tiêu hóa có chứa đầy đủ các loại enzym cần thiết tiêu hóa thức ăn. Nhưng có nhiều trường hợp, enzym nội sinh trong cơ thể tiết ra không tốt, dẫn đến thiếu enzym. Đó thường là trường hợp:

–         Người già yếu, với trẻ em thường là do cơ thể con non nớt, enzym nội sinh trong cơ thể chưa ổn định.

–         Trẻ sau đợt ốm dậy, trẻ biếng ăn.

–         Trẻ suy dinh dưỡng.

–         Rối loạn tiêu hóa kéo dài; hoặc trẻ ăn quá nhiều trong mỗi bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong ngày dẫn đến sự bài tiết các men tiêu hóa không đủ cho tiêu hóa thức ăn…

Như vậy là trẻ em là đối tượng rất dễ bị thiếu enzym để tiêu  hóa thức ăn, có đúng không thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Đúng như vậy, như phân tích trên của tôi thì một phần là vì trẻ em cơ địa còn non nớt, phần thì vì cách chăm sóc con không đúng cách của  nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Có những thống kê cho thấy, thiếu enzym tiêu hóa thức ăn dẫn tới kém hấp thu là tình trạng cũng phổ biến ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi ăn bổ sung, mẫu giáo .

Nhiều người cho rằng, vì là enzym là do cơ thể tự sản sinh, nên kể cả khi cơ thể thiếu cũng nên để cơ thể “tự điều tiết” hơn là can thiệp bổ sung, điều đó có đúng không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Đúng là enzym tiêu hóa thức ăn là do cơ thể tự sản sinh, nhưng điều đó không có nghĩa, chúng ta hoàn toàn để cho cơ thể tự điều tiết. Bởi có nhiều trường hợp, trẻ suy dinh dưỡng; rối loạn tiêu hóa kéo dài; trẻ thiếu enzym lâu ngày, dẫn đến tiêu hóa, hấp thu kém. Tiếp theo đó là hàng loạt các hệ lụy như suy dinh dưỡng, miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn… Và chúng ta rơi vào trong cái vòng luẩn quẩn: thiếu enzym – suy dinh dưỡng, miễn dịch kém – thiếu enzym không biết bao giờ thoát ra được. Vì vậy, khi thấy con mình thiếu enzym, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để kích thích cơ thể sản sinh enzym thì chúng ta vẫn có thể bổ sung một lượng enzym hợp lý.

Hiện nay, chúng ta có phương pháp nào để kiểm tra việc trẻ thiếu enzym chưa, thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Hiện nay chúng ta cũng đã và đang có nhiều phương pháp để xác nhận cơ thể trẻ có bị thiếu enzym hay không. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng có thể hoàn toàn nhận biết về trực quan. Ví dụ với những trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thì chắc chắn là thiếu enzym. Tương tự với trường hợp trẻ đi ngoài phân lỏng, lổn nhổn, cảm giác căng chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn…

Tức là với những trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa… thì bên cạnh việc cân đối thành phần dinh dưỡng, tăng cường “sức khỏe” của đường ruột, thì cũng rất cần bổ sung một lượng enzym cần thiết?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Đúng như vậy, thường thì với những trường hợp kể trên, các bậc cha mẹ mới chỉ quan tâm được một mặt nào đó, hoặc là cân đối thành phần dinh dưỡng, hoặc là tăng cường sức khỏe đường ruột. Điều này là đúng nhưng chưa đủ, chúng ta cũng nên bổ sung một lượng enzym vừa đủ.

 

Thế nào là lượng enzym “vừa đủ” thưa bà?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Thường với các enzym tiêu hóa, chúng ta thường bổ sung khoảng 10 ngày, sau đó ngừng dùng emzym 10 ngày nếu muốn tiếp tục dùng lại. Điều này để tránh cơ thể bị lệ thuộc và vẫn kích thích được khả năng bài tiết men tiêu hóa từ cơ thể.

ì     Độc giả hiện đang rất quan tâm tới các chế phẩm chứa enzym tiêu hóa có nguồn gốc từ tự nhiên, bà có ý kiến gì về điều  này?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Những sản phẩm bổ sung enzym tiêu hóa hiện nay thường được phân làm hai loại: dạng thuốc, và dạng thực phẩm chức năng. Với những trường hợp buộc phải chỉ định điều trị tiêu hóa kém (như bệnh nhân bị phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy hoặc cắt bỏ một phần bao tử) thì các bác sĩ vẫn khuyên nên kết hợp với những chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên bởi nó sẽ hạn chế được những tác dụng phụ, đặc biệt những trường hợp phải dùng thuốc lâu dài. Còn với những trường hợp trẻ thiếu enzym tiêu hóa thì chúng ta nên sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thực vật, bởi ưu điểm của nó là có thể sử dụng dài ngày mà không gây tác dụng phụ.

Hiện nay enzym tiêu hóa thường được phân ra thành những loại nào, thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Trong cơ thể chúng ta cần nhiều enzym tiêu hóa khác nhau, như enzym amylase, pepsin, trypsin, lipase… nhưng nhìn chung, chúng được chia làm 3 loại sau:  enzym chuyển hóa tinh bột, enzym chuyển hóa protein và enzym chuyển hóa chất béo.

Thường thì cơ thể khỏe mạnh có đầy đủ 3 loại emzym nói trên.  Trong những trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đi ngoài phân sống nên bổ sung đầy đủ 3 loại enzym này để giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tối đa nhất.

Việc bổ sung enzym không toàn diện, nghĩa là nhiều loại này, thiếu loại khác thì quá trình tiêu  hóa và hấp thụ sẽ không được tối đa hóa, điều đó có đúng không, thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Đúng như vậy, thường cơ thể thiếu enzym thì sẽ thiếu đồng loạt các loại enzym, từ enzym chuyển hóa tinh bột, protein đến chuyển hóa chất béo chứ không riêng một loại nào…Nhất là trên trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài thường thiếu nhiều loại enzym.