Bệnh gút nên uống gì?

Bệnh gút nên uống gì?

Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh gout vì vậy, người bị gout cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản dưới đây:

>>Bệnh gout ăn gì

>>Bệnh gout và chế độ ăn uống để phòng ngừa

Bệnh nhân Gout nên uống nhiều nước lọc

Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân gout, ngoài việc duy trì chế độ ăn hợp lý, kiêng thực phẩm giàu purin… thì việc uống nhiều nước trong ngày sẽ tăng cường thải axit uric qua đường tiểu tiện. Việc uống nhiều nước, nước khoáng, nước không có gas, giúp thải acid uric được tốt hơn cũng là một biện pháp phòng tránh cơn gout cấp và bệnh nhân gout cần tuân thủ điều trị để tránh suy thận, sỏi thận. Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh gout vì vậy, người bị gout cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản dưới đây:

– Đảm bảo cung cấp năng lượng từ 30-35calo/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Trong đó, lượng Protid: 0,8- 1g/kg cân nặng lý tưởng/ngày; Lipid: 20- 25% tổng số năng lượng. Axid béo chưa no 1 nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.

– Uống nhiều nước, tối thiểu là 1,5 lít /ngày. Không uống rượu, bia.

– Duy trì cân nặng lý tưởng. Với người béo cần có chế độ giảm calo.

– Loại bỏ thực phẩm giàu purin ra khỏi thực đơn hàng ngày như: các loại thịt thú rừng, phủ tạng, thịt lợn, thức ăn rán, cá trích, cá hộp…

– Hạn chế các thực phẩm như: Thịt, cá (100g/ngày), tôm, cua, ốc; Rau khô, trứng, sữa và sản phẩm sữa.

– Không nên ăn quá no trong một bữa mà chia nhỏ bữa ăn từ 3- 4 bữa/ngày.

– Không dùng các thực phẩm và đồ uống có khả năng gây đợt gút cấp như bia, nước có gas, chè…

Hạn chế uống nước ngọt

Những người đàn ông uống nhiều hơn 2 cốc nước ngọt có đường mỗi ngày sẽ tăng 85% nguy cơ bi bệnh gout, so với những ai uống ít hơn 1 cốc trong cả tháng. Số trường hợp bị bệnh gout đã tăng gấp đôi ở Mỹ trong những năm gần đây và fructose, một dạng đường, được cho là nguyên nhân. Ở Anh, khoảng 1,5% dân số cũng đang bị bệnh gout và con số không ngừng gia tăng trong 30 năm trở lại. Triệu chứng bao gồm đau sưng và nhức khớp, chủ yếu ở chi dưới. Hiện tượng bị gây ra khi axit uric trong máu bị kết tinh và đi vào trong khớp.

Các chuyên gia nhận thấy sự gia tăng số trường hợp mắc bệnh đi kèm với lượng tiêu thụ nước ngọt ngày càng cao. Trong khi đó, các nghiên cứu trước cũng khẳng định fructose gia tăng hàm lượng axit uric trong dòng máu.

Để tìm hiểu kỹ hơn, nhóm các chuyên gia Mỹ và Canada đã thực hiện nghiên cứu kéo dài 12 năm trên 46.000 đàn ông tuổi trên 40 chưa từng bị mắc bệnh gout. Nhóm cũng phỏng vấn những người đàn ông này về chế độ ăn uống của họ. Sau cả quá trình, 755 trường hợp mới bị bệnh gout được ghi nhận.

Nguy cơ đặc biệt gia tăng ở những người tiêu thụ 5-6 cốc nước ngọt có đường mỗi tuần. Mối tương quan được rút ra sau khi đã tính đến các yếu tố rủi ro khác như chỉ số cơ thể, tuổi già, huyết áp và mức độ tiêu thụ cồn.

Nước ngọt không đường thì không làm gia tăng nguy cơ bệnh gout nhưng nước quả và những trái cây nhiều fructose như táo và cam đều gia tăng nguy cơ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng mọi người cần phải cân bằng chế độ rau quả để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Theo BBC

Điện thoại tư vấn: 0976.957.908