Loãng xương làm giảm chiều cao

Loãng xương làm giảm chiều cao

Khi già, chiều cao của hầu hết mọi người đều giảm ít nhất vài centimét so với hồi còn trẻ.

>> Béo phì và loãng xương làm giảm tuổi thọ

>> FDA cảnh báo nguy cơ gãy đùi do dùng thuốc trị loãng xương

A. Đau xương

Ngoài chứng loãng xương, còn có một nguyên nhân khác khiến cơ thể chúng ta “co” lại.

 Chứng loãng xương và việc các đĩa đệm cột sống co lại là nguyên nhân chính khiến chúng ta lùn đi khi về già

Một phần cơ thể chúng ta được giữ thẳng đứng bằng cột sống. Một lý do làm chiều cao cơ thể bị giảm, đặc biệt ở phụ nữ, là chứng loãng xương, một căn bệnh mà y học có thể ngăn ngừa và chữa trị được.

 Loãng xương nghĩa là xương trở nên xốp và yếu đi. Do các xương của cột sống bị trọng lượng cơ thể ép lên nên nó ngắn lại – vì thế mà chiều cao của chúng ta giảm đi.Nhưng lý do phổ biến nhất cho sự giảm chiều cao lúc về già không phải là bệnh loãng xương.

 Các đĩa đệm cột sống nằm giữa các đốt xương sống giống như các miếng cao su. Những cái đĩa này co lại một cách tự nhiên và thay đổi hình dạng khi chúng ta già đi – chủ yếu do mô và nước bị mất. Và khi các đĩa này co rút thì các đốt xương sống xích lại gần nhau hơn.

Thêm vào đó, cột sống chúng ta không thẳng tắp như một cái que. Thật ra nó là một chuỗi các đường cong ở vùng cổ, phần ngực trên và lưng dưới. Những đoạn cong này của cột sống tăng lên khi chúng ta về già, có thể vì các bắp thịt trở nên yếu hơn. Và các cơ xung quanh cột sống trở nên ít linh hoạt hơn – vì thế thật khó mà đứng thẳng người.