Lựa chọn điều trị thoát vị đĩa đệm

Lựa chọn điều trị thoát vị đĩa đệm

Đối với những người đã bị thoát vị đĩa đệm phải dùng thuốc và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, BS. Hoàng Văn Dũng lưu ý những điểm sau:

>> Lần đầu tiên áp dụng kỹ thuật mới thay đĩa đệm nhân tạo

>> Các “phương thuốc” chữa thoát vị đĩa đệm

1. Dùng thuốc

– Điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là áp dụng chế độ nghỉ ngơi, dùng thuốc để giảm đau và giảm viêm: Tylenol hoặc aspirin, chống viêm như ibuprofen: advil, motrin hoặc cơ giãn robaxacet.

– Nếu cơn đau dữ dội và dai dẳng có thể dùng các toa thuốc giảm đau mạnh hơn như morphine hoặc thuốc chống viêm liều cao.

– Thuốc tiêm: Việc tiêm enzyme vào đĩa đệm cũng có thể được thực hiện nếu bệnh nhân đau nhiều và dai dẳng. Khuyết điểm của loại thuốc enzyme là có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng.

+ Hiệu quả: Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng cho những người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ.

+ Hạn chế: Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng cắt cơn đau, làm chậm lại sự phát triển của bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

2. Vật lý trị liệu

Giai đoạn 1: Dùng kim trực tiếp đưa thuốc vào các vùng thoát vị, tác động trực tiếp vào vùng tổn thương, cơn đau sẽ nhanh chóng lắng xuống, hồi phục nhanh hơn.

Giai đoạn 2: Lại quay lại từ đầu, nhưng lần này sẽ dùng tia chiếu xạ dể kích các dây thần kinh giúp chúng hoạt động trở lại.

Giai đoạn 3: Tập thể dục cho các phần thần kinh bị yếu như: chân, vai, tay sau khi làm trị liệu 24 giờ và cần tập khoảng 2 tháng tiếp theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

+ Hiệu quả: Phương pháp này không cần phẫu thuật, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, không đau, không có các nguy cơ xảy ra như khi phẫu thuật.

+ Hạn chế: Khoảng 25% bệnh nhân không đạt được kết quả như mong đợi bởi sự cản trở việc đưa kim dẫn truyền vào các nơi bị tổn thương đôi khi không đến đúng nơi cần đến.

3. Phẫu thuật

– Phương pháp điều trị phẫu thuật được sử dụng nếu cơn đau kéo dài và khó chịu, hoặc có nguy cơ bị yếu, teo ở một cánh tay, chân, ngón chân.

– Cuộc phẫu thuật loại bỏ các áp lực của đĩa đệm vào dây thần kinh. Các kỹ thuật khác nhau được sử dụng là để loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần của đĩa đệm. Điều này cũng có thể được thực hiện nội soi. Kỹ thuật này đòi hỏi một đường rạch nhỏ ở da.

+ Hiệu quả: Có thể khắc phục từ 80-100% nhưng phải được sự chỉ định của bác sĩ là quyết định phẫu thuật.

+ Hạn chế: Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần lưu ý có thể liệt nhẹ hoặc liệt tạm thời một thời gian cho một vùng tổn thương, hoặc bị tê hay có thể bị ảnh hưởng tới trí nhớ.