Xét nghiệm acid uric máu

Xét nghiệm acid uric máu

Acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng tinh thể hình kim tại khớp và gây gout cấp. Nếu không điều trị, acid uric có thể lắng đọng ở các mô và hình thành hạt tophi.

>> Làm xét nghiệm acid uric có cần nhịn ăn không?

>> Tăng acid uric máu và thuốc điều trị

Acid uric là sản phẩm được tạo thành do sự phân hủy các tế bào trong cơ thể và từ thức ăn (chứa purin). Hầu hết acid uric được lọc qua thận và đào thải qua nước tiểu, chỉ một phần nhỏ qua phân. Thông thường nồng độ acid uric tương đối ổn định, nhưng nếu acid uric trong máu hình thành quá nhiều hoặc chức năng đào thận thận suy giảm gây tăng acid uric trong máu.

Acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng tinh thể hình kim tại khớp và gây gout cấp. Nếu không điều trị, acid uric có thể lắng đọng ở các mô và hình thành hạt tophi. Ngoài ra, Acid uric tăng cao cũng gây sỏi thận và suy thận. Do đó, chuẩn đoán sớm và điều trị tốt tình trạng tăng acid uric máu, giúp phòng ngừa được các bệnh trên.

1. Khi nào cần làm xét nghiệm acid uric máu

– Chuẩn đoán gout

– Chuẩn đoán sỏi thận urat (do acid uric máu tăng cao gây lắng đọng tại thận).

– Đánh giá tác dụng của thuốc điều trị giảm acid uric

– Kiểm tra nồng độ acid uric trên bệnh nhân ung thư điều trị liệu pháp hóa học trị liệu hoặc phóng xạ. Điều trị ung thư gây chết tế bào và làm tăng acid uric trong máu.

2. Nên chuẩn bị xét nghiệm acid uric trong máu

– Không cần phải chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm acid uric trong máu.

– Có thể ăn uống bình thường trước khi làm xét nghiệm.

– Nhưng một số chú ý sau:

+ Một số thuốc có thể làm thay đổi chỉ số acid uric trong máu và giảm kết quả xét nghiệm. Thuốc lợi tiểu, aspirin, vitamin C (ascorbic acid), aspirin liều thấp (75 to 100 mg hàng ngày), niacin, warfarin, Coumadin, cyclosporine, levodopa, tacrolimus, and một số thuốc điều trị leukemia, lymphoma, bệnh lao. Nên nói với bác sỹ về thuốc đang dùng.

+ Một số thức ăn giàu đạm làm tăng acid uric trong máu như nội tạng động vật (gan, não..), thịt đỏ (thịt bò, thịt bê …), hải sản … Đồ uống rượu bia cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa acid uric trong máu. Do đó, 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm acid uric, nên hạn chế dùng những thực phẩm, đồ uống trên.

3. Đánh giá kết quả acid uric trong máu

Acid uric bình thường

Nam giới 3.4–7.0  mg/dL hoặc 200–420 mcmol/L
Nữ giới 2.4–6.0 mg/dL hoặc 140–360 mcmol/L
Trẻ em 2.5–5.5 mg/dL hoặc 120–330 mcmol/L

Acid uric trong máu tăng cao và dễ gây lắng đọng tại khớp và gây gout cấp.

Hàm lượng acid uric trong máu thay đổi phụ thụ thuộc vào nhiều yếu tố chế độ ăn uống, tập thể dục, ảnh hưởng của bệnh khác, suy giảm thận …

4. Các phương pháp giảm acid uric

Thay đổi chế độ ăn phù hợp : hạn chế đồ ăn nhiều đạm và rượu bia.

Dùng thuốc giảm acid uric trong máu: Allopurinol là thuốc tây y thường dùng điều trị gout. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng gây nhiều tác dụng không mong muốn và dễ tái phát. Do đó, hiện nay mọi người có xu hướng lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược giúp điều trị một cách an toàn. Bệnh nhân tăng acid uric máu nên dùng trà Hoàng Tiên Đan plus hàng ngày. Trường hợp tăng acid uric chuyển sang bệnh gout, bệnh nhân nên dùng Hoàng Tiên Đan dạng viên hoặc kết hợp đồng thời cả hai dạng.

DS. Thanh Tú (Tổng hợp)
Số điện thoại tư vấn: 043.995.3167