Tê nhức tay chân do dùng thuốc

Tê nhức tay chân do dùng thuốc

Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị lao, là loại thuốc phải dùng kéo dài 8 – 9 tháng nên rất có thể tình trạng tê tay chân là do tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ gây tê tay chân của các thuốc như rimifon (một loại thuốc trị lao chủ yếu, còn có tên khác là INH).

>> Hội chứng ống cổ tay khi bầu bí

>> 3 loại bệnh do ngồi lâu của dân văn phòng

Tê tay chân là một triệu chứng có thể có của nhiều bệnh khác nhau. Triệu chứng này tuy không cấp tính nhưng khiến cho người bị mắc rất lo lắng vì ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như tâm lý.

Tê nhức chân tay thường gặp do dây thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương trong các bệnh lý thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh tiểu đường … Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể gây tê nhức chân tay, do đó những người đang dùng thuốc lâu ngày cũng có thể bị tác dụng phụ của thuốc gây tê tay chân. 

Thuốc điều trị lao

Thuốc điều trị lao có thể gây tê tay chân

  Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị lao, là loại thuốc phải dùng kéo dài 8 – 9 tháng nên rất có thể tình trạng tê tay chân là do tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ gây tê tay chân của các thuốc như rimifon (một loại thuốc trị lao chủ yếu, còn có tên khác là INH).

 Người đang tiêm streptomycin (thuốc kháng sinh điều trị lao) cũng có thể gặp phản ứng phụ là tê quanh môi, cảm giác tê như kiến bò trên cơ thể. Đây là phản ứng nhẹ nên cần giải thích cho người dùng thuốc yên tâm và sau một thời gian sẽ hết.

  Một số thuốc khác

 

Một số thuốc điều trị nhiễm trùng, trầm cảm, mất ngủ cũng gây ảnh hưởng dây thần kinh và gây tê chân tay.

Lithium (Điều trị tâm thần), nitrofurantoin (thuốc kháng khuẩn đường tiết niệu), cisplatin (thuốc chống ung thư), hydralazine (điều trị cao huyết áp) , amitriptyline (thuốc chống trầm cảm 3 vòng), sulfonamides (kháng khuẩn phổ rộng), amiodarone (thuốc chống loạn nhịp tim), metronidazole (kháng khuẩn),  dapsone (điều trị phong), disulfiram (điều trị nghiện rượu mãn tính), chloramphenicol (kháng sinh)… đều đã được cảnh báo trước.

Do đó, đối với người bệnh mãn tính khi dùng thuốc dài ngày cần theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc, kịp thời báo cáo với bác sỹ điều trị.

Số điện thoại tư vấn về tê nhức chân tay: 043.995.3167