Răng khôn mọc lệch không chỉ gây tai biến tại chỗ, mà còn lan toàn thân, thậm chí nhiễm trùng máu gây nguy hiểm tính mạng.
>> Các phương pháp điều trị co lợi
>> Các phương pháp điều trị răng khôn hàm dưới mọc lệch
TS Phạm Như Hải, trưởng khoa Răng Hàm Mặt, BV Việt Nam-CuBa cho biết, răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm, răng bắt đầu mọc từ độ tuổi từ 18-25. Nghiên cứu cho thấy răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỉ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt.
Theo TS Hải, nhổ sớm răng số 8 sẽ bảo trì được răng số 7 và các răng khác. Lý do là ngoài những tai biến trên, răng khôn hàm dưới còn gây tổn thương răng số 7 trước nó khiến thức ăn vướng vào gây sâu răng, tiêu chân răng…hoặc có thể đẩy các răng khác ra phía trước làm các răng này xô lệch và mọc chen chúc nhau…
Để phòng ngừa các tai biến khi mọc răng khôn, các chuyên gia đều khuyên, ngoài việc giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách, ngay từ khi trẻ mọc nhưng chiếc răng đầu tiên được 6 tháng là cho trẻ làm quen với việc khám răng định kỳ, thương xuyên 6 tháng 1 lần. Khi trẻ được 12-15 tuổi, tức là trước khi răng khôn nhô ra khỏi lợi, cần đi khám và chụp X-quang hàm răng để phát hiện mầm răng.