Phát hiện mới: Trẻ tự kỷ phản ứng chậm với âm thanh

Phát hiện mới: Trẻ tự kỷ phản ứng chậm với âm thanh

Não bộ của trẻ tự kỷ phản ứng với âm thanh chậm hơn so với trẻ bình thường. Đây cũng chính là lý do vì sao những vấn đề về giao tiếp luôn liên quan với chứng bệnh tự kỷ.

Các nhà nghiên cứu Mỹ hy vọng rằng công nghệ đột phá magnetoencephalography (MEG) sẽ giúp chẩn đoán trẻ mắc bệnh tự kỷ từ rất sớm, từ đó hỗ trợ cho quá trình điều trị tốt hơn.

 

Timothy Roberts, phụ trách Khoa X-quang, bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ) và nhóm cộng sự đã nghiên cứu 30 trẻ tự kỷ trong độ tuổi 6 – 15. Bọn trẻ được nghe các tần số âm thanh và âm tiết khác nhau trong khi máy đo phản ứng của não bộ MEG liên tục hoạt động.

 

So với phản ứng ở trẻ bình thường là 1/10 của giây thì não bộ trẻ tự kỷ chậm hơn 20 – 50%, tức là cần tới 2 – 5/10 của giây để xử lý thông tin.

 

Qua việc nghe các âm tiết đơn giản trong một dãy đa âm tiết cho thấy sự trậm chễ trong phản ứng của não bộ trẻ tự kỷ (mất tới 1/4 giây) đã cản trở khả năng lĩnh hội của các trẻ này.

 

Điều này đã cho thấy bằng chứng rõ ràng về quan điểm: tự kỷ là tình trạng thiếu khả năng kết nối trong não bộ hay “hành trình” truyền tín hiệu nhiều dị thường. Nó giống như một tuyến đường cao tốc mà việc đi xuyên qua đó rất khó khăn.

 

Khó khăn trong việc phát hiện trẻ tự kỷ hay không là cấu trúc và kích thước não bộ giữa trẻ tự kỷ và trẻ bình thường hoàn toàn không có sự khác biệt. Trong khi khả năng giao tiếp của trẻ  Kết quả là trẻ thường chỉ được chẩn đoán chính xác bệnh tự kỷ khi bước sang tuổi lên 3.

 

Để kiểm tra trẻ có mắc bệnh tự kỷ bằng máy MEG, người bệnh sẽ phải bỏ ra số tiền là 260 bảng/h (tương đương với 6,5 triệu VNĐ). Tuy nhiên, xét nghiệm này hoàn toàn vô hại và có thể hạ thấp giá thành xuống nữa bằng cách thay thế 1 số thiết bị của máy.

 

Phát hiện của TS Roberts đã được đưa ra tại Hội Nghị X-quang Mỹ.

 

Nhân Hà

Theo Dailymail