Bệnh tim bẩm sinh – triệu chứng

Bệnh tim bẩm sinh – triệu chứng

Có khoảng 1/140 bé sinh ra bị khuyết tật tim.

 
>> Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

 
>> Nguyên nhân khiếm khuyết tim bẩm sinh

Phần đông được hồi phục mà không cần điều trị, nhưng ở một vài bé khác thì phải điều trị bằng phẫu thuật.

Các bệnh tim bẩm sinh khi sinh ra thường có một hoặc nhiều dị dạng của tim. Nguy cơ các em bé bị bệnh tim bẩm sinh sẽ gia tăng nếu bà mẹ bị bệnh Rubella-sới Đức vào đầu thai kỳ, nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ bệnh tiểu đường khi mang thai hoặc do dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi khi mang thai hoặc do có con bị khuyết tật tim.

(ảnh sưu tầm)

Các khuyết tật của tim

Loại bất thường bẩm sinh của tim thường gặp nhất là khuyết tật của vách ngăn hai tâm thất. Một loại khuyết tật ít khi gặp khác là còn ống động mạch (mạch máu trong bào thai làm thông thương giữa động mạch phổi và động mạch chủ lại không đóng lại sau khi sinh). Các khuyết tật thông thương khác là hở vách ngăn tâm nhĩ (các phòng trên của tim), hẹp van động mạch chủ, hẹp van phổi.

Các khuyết tật rất hiếm khác nhưng lại rất trầm trọng như thay đổi vị trí các động mạch chính: động mạch chủ và động mạch phổi đổi chỗ lẫn nhau; hẹp động mạch chủ, và bốn chứng Fallot gồm có khuyết tật của vách ngăn tâm thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ ở sai vị trí và dày tâm thất phải.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh tuỳ thuộc vào loại và mức độ trầm trọmg của một hoặc nhiều khuyết tật mà bé mắc phải. Trong một vài trường hợp, sau khi khám bệnh thường lệ, bác sĩ phát triển ra các chứng bệnh tim của bé sơ sinh. Trong các trường hợp khác, các triệu chứng của bệnh tim chỉ xuất hiện rõ ràng vào thời kỳ niên thiếu hoặc lúc trưởng thành.

Các triệu chứng sau đây thường gặp ở tim bẩm sinh:

– Tiếng thổi (tiếng tim bất thường). Bác sĩ có thể nghe được tiếng thổi tim của bé thông qua tiếng nghe tim. Các ống thổi không phải hầu hết bé bị bệnh tim bẩm sinh; nhưng trong một vài trường hợp nó báo hiệu cho triệu chứng của bệnh hẹp van phổi hay van động mạch chủ hoặc một khuyết tật nào khác của tim.

– Vấn đề bú và giảm cân. Ở một vài bé có bệnh tim bẩm sinh, tim suy (tim không có khả năng bơm máu hữu hiệu) sẽ gây cho bé bú chậm và không thể chấm dứt bữa bú. Bé bị bệnh thường phải thở nhanh và toát mồ hôi đặc biệt là sau mỗi cữ bú.

– Môi và lưỡi bị tím (chứng xanh tím). Nhiều loại khuyết tật của tim gây khó khăn cho việc vận chuyển hữu hiệu máu về phổi có nghĩa là việc cung cấp ôxy thông qua máu sẽ bị giảm nên các mô bị mất máu và trở nên tím.

– Hụt hơi khi gắng sức.

Các bé bị bệnh tim bẩm sinh thường chậm lớn hơn các bé khoẻ mạnh bình thường.

 

(ảnh: Khuyết tật ở vách ngăn tam thất)

Một lỗ hổng ở vách ngăn tam thất cho phép máu lưu thông từ phải sang trái của tam thất. Máu giàu ôxy lẽ ra phải được đưa vào động mạch chủ để đến các mô lại trào ngược trở lại phổi.


Triệu chứng

Bé bị tim bẩm sinh, cho dù bệnh có nhẹ đi nữa cũng rất dễ bị viêm nội mạc tim do vi khuẩn. Các van tim sẽ bị viêm do nhiễm vi khuẩn xâm nhập vào máu khi chữa răng hoặc qua một lần phẫu thuật.

Có cần đưa bé đi bác sĩ không ?

Bạn nên đưa bé đến bác sĩ khám nếu nghi bé bị tim bẩm sinh. Trường hợp đã xác định bé bị tim bẩm sinh phải đưa bé đến bác sĩ ngay nếu bé bị sốt, thiếu nhanh nhẹn hoặc kém ăn. Các dấu hiệu trên chứng tỏ rằng bé có thể bị viêm nội mạc tim.

Bác sĩ có thể làm gì ?

Bác sĩ sẽ khám bệnh cho bé. Nếu bác sĩ nghi bé bị bệnh tim bẩm sinh thì sẽ chuyển bé đến một bác sĩ nhi khoa hoặc một bác sĩ chuyên về tim. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho chụp X- quang và ghi điện tâm đồ (ghi lại tần số tim và nhịp tim) và siêu âm tim cũng được thực hiện tại bệnh viện. Các kiểm tra này sẽ phát hiện được loại và độ trầm trọng của bất cứ các bất ngờ nào của tim bẩm sinh.

Trong nhiều trường hợp, các khuyết tật tim bẩm sinh sẽ tự khỏi mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, phẫu thuật khẩn cấp sẽ được thực hiện để cứu sống bé. Trong các trường hợp khác, phẫu thụât để chữa các khuyết tật tim có thể thực hiện được khi bé đến tuổi thiếu niên. Đôi khi phẫu thuật phải được thực hiện một vài lần. Bé sẽ được bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ chuyên khoa tim theo dõi và kiểm tra định kỳ tại bệnh viện. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn nhiều lời khuyên cần thiết. Để giẩm bớt nguy cơ viêm nội mạc tim cho bé, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh đề phòng khi bé chuẩn bị chữa răng hoặc khi bé cần đến phẫu thuật.

Bạn có thể làm gì giúp bé ?

Bạn nên tạo cho bé một cuốc sống và vận động bình thường trừ khi bác sĩ cho lời khuyên khác. Trong một vài trường hợp, đặc biệt là khi bé bị tím môi và lưỡi thì bác sĩ sẽ khuyên không nên vận động nhiều. Bạn phải theo dõi việc uống thuốc kháng sinh đã được bác sĩ chỉ định trong việc đề phòng nhiễm khuẩn gây viêm nội mạc tim. Bé cũng phải luôn luôn mang theo trên người một tấm thẻ (do bác sĩ cung cấp) ghi rõ bé bị bệnh tim bẩm sinh.

Tiên lượng

Tiên lượng này tuỳ thuộc vào loại khuyết tật tim và độ trầm trọng của nó. Trong hầu hết các trường hợp, khuyết tật của vách ngăn tâm thất sẽ tự hồi phục trước khi bé lên 5. Trong các trường hợp vách ngăn không đóng lại hoặc rất nhiều các khuyết tật khác của tim như khuyết tật của vách ngăn tâm nhĩ, hẹp van các động mạch, hoặc hẹp van phổi hay van động mạch chủ thường phải điều trị bằng phẫu thuật. Nhờ vào kỹ thuật tân tiến của phẫu thuật trong 20 năm qua, các bé bị bệnh tim, ngay cả các bé có các khuyết tật hiểm nghèo, cũng được chữa trị để có một cuộc sống bình thường.

(Theo Triệu chứng & Điều trị Bệnh Trẻ Em NXB Phụ Nữ)