Giả thiết & sự thật liên quan đến sức khỏe người cao tuổi
Sau thời gian dài nghiên cứu, viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của Mỹ (RICP) phát hiện thấy nhiều điều thú vị về sức khỏe của nhóm người cao niên, trong số này có cả những ngộ nhận làm cho việc phòng bệnh đạt kết quả thấp. Dưới đây là một số phát hiện mới có liên quan vừa công bố trên tạp chí READER’S DIGEST.
1. Vì sao người già lại dễ bị đau nhức các khuỷu khớp?
Theo nghiên cứu của ĐH y khoa Monash (Australia) ở nhóm phụ nữ từ 40 – 87 tuổi cho thấy căn bệnh gây đau nhức các khuỷu khớp, đặc biệt là khớp gối là điều tất yếu khó tránh ở nhóm người cao niên. Nguyên nhân chính là do tuổi cao và ít vận động thể chất. Theo nghiên cứu này thì những ai tập thể thao 2 lần/tuần, mỗi lần trên 20 phút thì sụn đầu gối phát triển nên giảm đau, vì vậy duy trì cuộc sống vận động có tác dụng rất tích cực cho sức khỏe chung của cơ thể ở nhóm người già.
2. Càng già xương càng mỏng?
Tuổi già và cái chết là điều tất yếu không ai tránh khỏi còn loãng xương là căn bệnh phổ biến ở người già nhưng lại có thể ngăn ngừa được bằng ăn uống và luyện tập. Qua nghiên cứu ở nhóm phụ nữ trên 100 tuổi, các chuyên gia ở RICP phát hiện thấy chỉ có 56% là mắc bệnh loãng xương (tuổi trung bình phát hiện thấy loãng xương ở nhóm người này là 87). Vì vậy, đến nay lợi thế của ăn uống và luyện tập là những tiêu chí quan trọng giúp sống lâu và chậm bị loãng xương hơn.
3. Tuổi già giết chết khoái cảm tình?
Bất lực và suy giảm ham muốn tình dục thường đi kèm với nhau. Thủ phạm gây bệnh bất lực ở người cao niên rất đa dạng như mắc bệnh cao huyêt ap , bên h tim mac h, đai thaó đường và trầm cảm, ngoài ra còn phải kể đến yếu tố tuổi cao, suy giảm các loại hoóc-môn. Tuy nhiên “tuổi cao chưa phải là già” nhất là ham muốn tình dục. Qua nghiên cứu ở nhóm người trên 60, Viện lão khoa New Jersey, Mỹ, thấy có nhiều người trên 70 dẫn duy trì cuộc sống tình dục đều đặn, thậm chí có tới 60% nhóm người trên 60 vẫn thực hành sex đều đặn và chính hoạt động này giúp cho họ thấy yêu đời hơn, hạn chế bệnh tật và kéo dài thêm tuổi thọ.
4. Gen quyết định tuổi thọ?
Không chính xác, bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện thấy ngay cả những người sinh ra được kế thừa những bộ gen khỏe mạnh do bố mẹ truyền cho, nhưng lối sống lại thiếu khoa học, ăn uống vô tội vạ, lạm dụng chất kích thích và sống trong môi trường độc hại, căng thẳng thì tuổi thọ của họ cũng không cao so với những người bình thường. Vì vậy mà yếu tố gen chỉ đóng một phần, còn nhiều yếu tố khác, vì vậy mà người ta mới có câu, đại ý bệnh tật từ miệng đi vào để nói về tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học.
5. Tuổi càng cao tính sáng tạo càng giảm?
Không hoàn toàn như vậy, những người trung cao niên vẫn duy trì tính sáng tạo nên dư luận mới có câu “khôn đâu đến trẻ” để nói về kinh nghiệm của nhóm người này. Phát huy và thực hành tính sáng tạo ở người cao niên có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của não, giảm các chứng bệnh về sa sút trí tuệ cũng như các căn bệnh về thể chất. Bằng chứng, những ca sĩ tuổi cao niên vẫn thường xuyên xuất hiện trước công chúng, và cho biết họ luôn cảm thấy cuộc đời sôi động, vui vẻ. Ngược lại, nếu duy trì cuộc sống tĩnh tại, xa lánh cộng đồng thì cuộc đời trở nên buồn tẻ, dễ lạm dụng đồ ăn thức uống gây béo phì và nhiều chứng bệnh nan y.
6. Sau 3 tuổi não con người ngừng phát triển?
Từ thập niên 90 ở thế kỷ trước đề tài này đã được người ta đưa ra tranh luận. Gần đây, nhiều nghiên cứu về não được thực hiện ở nhóm người cao niên và phát hiện thấy, bộ não của người liên tục truyền đi những kết nối và tăng cường những tiếp hợp trong suốt cả cuộc đời, tuy nhiên tần suất có giảm là do tuổi tác.
7. Tuổi cao, não con người bắt đầu co ngót?
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Lupien người Mỹ hoàn thành năm 2002 cho thấy vùng hải mã, nơi đảm nhận chức năng nhớ ở người già có chiều hướng co lại so với nhóm người trẻ tuổi, đặc biệt là ở nhóm người mắc bệnh stress nặng. Như vậy, tuổi tác và stress được xem là 2 yếu tố làm co ngót não ở người già. Kết luận trên của Lupien được dựa vào quét não ở 177 người tuổi từ 18 – 85. Kết quả nhóm từ 18 – 24 mắc co ngót vùng hải mã thấp hơn 25% so với nhóm người từ 60 – 75.
8. Người cao tuổi thường cáu kỉnh và không hạnh phúc?
Không đúng, bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia lão khoa ở Helderberg (Đức) ở 40 người thọ trên 100 phát hiện thấy, tuy sức khỏe thần kinh và thể chất có suy giảm, nhưng có tới 71% số người này trả lời họ cảm thấy hạnh phúc và thậm chí có tới trên 50% trả lời họ sống hạnh phúc như thời trai trẻ, gần 70% trả lời luôn vui cười. Như vậy, giả thiết cho rằng người già là khó tính và không hạnh phúc chỉ mang tính phiến diện.
KHẮC HÙNG
Theo RD – 6/2012