Một đêm không ngủ có thể làm cho chúng ta dễ cáu kỉnh và mang tâm trạng thất thường. Tuy nhiên, có một tác dụng khác ít được biết tới của việc mất ngủ trong một thời gian dài, đó là sự phấn khích trong ngắn hạn. Người bị mất ngủ trong thời gian dài sẽ không đủ minh mẫn khi cần phán đoán hay đánh giá một vấn đề nào đó và họ cũng dễ dàng đi vào con đường nghiện ngập hơn người bình thường, theo kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học làm việc tại Đại học Berkeley, California, Hoa Kỳ.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học UC, Berkeley và Trường Y Harvard, Hoa kỳ, đã tiến hành nghiên cứu hoạt động của bộ não ở những thanh niên khỏe mạnh và họ nhận thấy rằng các thanh niên này thể hiện sự phấn khích trong ngắn hạn sau một đêm mất ngủ. Tuy nhiên cũng chính những kích thích ngắn hạn được tạo ra do “một đêm không ngủ“, đã tác động lên khu vực thần kinh chịu trách nhiệm tạo ra cảm xúc khi người ta: nhận phần thưởng, hưng phấn và tạo động lực, điều này cũng có thể làm cho người bị mất ngủ có những hành vi liều lĩnh nguy hiểm.
“Đối với một người khỏe mạnh, ngủ đủ giấc, thì bộ não của anh ta sẽ hoạt động tích cực, anh ta dễ dàng đưa ra các phán đoán chính xác, bộ não của anh ta sẽ dễ dàng phát hiện các điểm nhạy cảm này tùy theo tâm trạng, ta có thể quan sát màu sắc của các tín hiệu sóng não đang hoạt động thông qua các thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, khi giấc ngủ bị tước đoạt, bộ não sẽ hoạt động không ổn định, làm hạn chế khả năng tập trung,và bạn sẽ không thể đưa ra được các quyết định khôn ngoan trong lúc này“, theo Matthew Walker, phó giáo sư tâm lý học và thần kinh học, làm việc tại Đại học UC Berkeley, Hoa Kỳ, và là tác giả chính của nghiên cứu này.
Kết quả của nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí the Journal of Neuroscience, số ra ngày 22 tháng 3, nhấn mạnh sự cần thiết phải ngủ đủ và ngon giấc, dù rằng bạn đang ở trong hoàn cảnh như thế nào đi chăng nữa, theo Matthew Walker.
“Chúng ta cần chắc chắn rằng những người phải ra những quyết định quan trọng trong công việc hàng ngày của họ, dù rằng họ là các chuyên gia y tế, các phi công của hãng hàng không, hay là các bậc phụ huynh mới có con, tất cả họ phải được ngủ đủ và ngon giấc“, Walker nói. “Dựa trên bằng chứng này, tôi thật sự lo âu cho bản thân, khi được chăm sóc sức khỏe bởi một bác sĩ trực phòng cấp cứu trong suốt 20 giờ không ngủ, và liệu rằng ông bác sĩ này đang ra các quyết định hợp lý về sức khỏe của tôi.”
Cơ thể chúng ta có sự luân phiên giữa hai giai đoạn chính của giấc ngủ ban đêm: giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) : khi cơ thể và não bộ hoạt động thúc đẩy những giấc mơ, giai đoạn không chuyển động mắt nhanh (NREM) : khi các cơ bắp và não bộ nghỉ ngơi. Các nghiên cứu trước đây trên bộ não cho thấy rằng những người bị mất ngủ thường dẫn đến hậu quả là bộ não hoạt động không ổn định, mất thăng bằng nghiêm trọng.
Vấn đề đặt ra là tại sao rất nhiều người vốn bị trầm cảm, lại cảm thấy sảng khoái hơn sau một đêm không ngủ, ít nhất là trong tạm thời, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng, để nghiên cứu não của 27 người trưởng thành trẻ tuổi, một nửa trong số đó cho được ngủ ngon giấc suốt đêm và một nửa còn lại cho thức suốt đêm.
Cả hai nhóm thanh niên trên, được cho xem qua rất nhiều hình ảnh, bao gồm cả những hình ảnh dễ chịu (ví dụ, các con thỏ hoặc kem mứt), và sau đó các nhà nghiên cứu yêu cầu hai nhóm đánh giá các hình ảnh theo tiêu chí : hoặc là trung lập hay tích cực.
Nhìn chung, nhóm những thanh niên thức suốt đêm đã đưa ra những đánh giá tích cực hơn với mọi hình ảnh, trong khi nhóm thanh niên đã trải qua giấc ngủ ngon lành, được nghỉ ngơi đầy đủ thì lại đưa những đánh giá ôn hoà hơn về mặt điểm số.
Hơn nữa, chụp quét não của những người thuộc nhóm những thanh niên thức suốt đêm cho thấy sự gia tăng hoạt động trong con đường mesolimbic, mạch não được điều khiển bởi hợp chất hóa học dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh cảm xúc tích cực, động cơ, ham muốn tình dục, nghiện ma túy, sự khao khát và ra quyết định.
Theo khuynh hướng tích cực, thì việc tiềm ẩn liên kết đến việc tăng cường hợp chất hóa học dopamine trong ngắn hạn, thì có vẻ thuận lợi, nhưng thật ra nó có thể khiến người ta ra những quyết định bốc đồng, bởi vì họ đang cảm thấy quá lạc quan, Walker nói.
Những phát hiện dựa trên nghiên cứu trước đây của Matthew Walker và nhóm của ông cho thấy khi một người nào đó bị mất ngủ hay ngủ không đủ giấc thì bộ não của ngưới này sẽ “shut down” khu vực đóng vai trò hoạch định then chốt và vùng ra quyết định của não-đó là phần vỏ trước thùy trán, trong khi lại tăng cường kích hoạt các chức năng thần kinh nguyên thủy như: chiến đấu hoặc phản xạ trong khu vực hạch hạnh nhân của não.
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy một hiện tượng “shut down” tương tự làm ngắt kết nối giữa khu vực vỏ não trước trán và con đường misolimbic sau một đêm không ngủ: “Sau một giấc ngủ ngon, các vùng thùy trán kết nối mạnh mẽ với các khu vực não vốn có liên quan đến việc điều chỉnh hành vi phản ứng với các kích thích, kích hoạt cảm giác thưởng hay còn gọi là tạo động cơ và tăng cường việc dẫn truyền thần kinh thông qua hợp chất hóa học dopamine, nhưng hiện tượng này sẽ không xảy ra sau một đêm không ngủ“, Walker nói.
Khi áp dụng một liệu pháp chữa trị cho những người đang bị trầm cảm lâm sàng, thì việc cho bệnh nhân thức đêm hay làm cho họ bị mất ngủ đều không phải là một giải pháp khả thi, theo Walker: “tình trạng mất ngủ thì cũng giống như một miếng cao su đàn hồi đang bị kéo căng, đến một lúc nào đó miếng cao su cũng bị đứt rời“, ông nói.
Ngoài Matthew Walker, còn có các đồng tác giả của nghiên cứu này gồm : Ninad Gujar, một nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu, đang làm việc tại phòng thí nghiệm UC Berkeley; ngoài ra còn có Seung-Schik Yoo, phó giáo sư X quang, làm việc tại trường Y Harvard, và Peter Hu, một nghiên cứu sinh ngành tâm lý học tại Đại học Chicago.