Hỏi: Huyết áp của tôi hiện tại là 90/50. Thỉnh thoảng tôi bị choáng, chóng mặt, hoa mắt… Xin cho biết, thế nào là huyết áp thấp và khi bị huyết áp thấp thì ăn uống phải chú ý điều gì?
>> Lưu ý cho người có huyết áp thấp
>> Cách dùng nhân sâm phòng chống huyết áp thấp
Trả lời: Thuật ngữ “huyết áp thấp” chỉ có ý nghĩa tương đối, vì huyết áp thay đổi rất nhiều theo tuổi tác, hoạt động, ảnh hưởng của một số thuốc và bệnh tật. Nhưng thông thường, người bịhuyết áp thấp khi có trị số huyết áp dưới 90/50. Huyết áp thấp là bệnh khá phổ biến. Bệnh gặp ở cả người gầy và người mập. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thấp hơn nữ giới.
Do lưu lượng máu lên não giảm nên người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, yếu chân tay, hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi đang nằm hay ngồi mà đột ngột đứng dậy… Thỉnh thoảng, cơn hạ huyết áp xuống thấp hơn nữa có thể gây cơn choáng ngất rất nguy hiểm. Tuy nhiên, bản thân huyết áp thấp lại không gây tai biến mạch máu não, trừ khi có yếu tố xơ vữa động mạch não đi kèm. Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, có thể do chảy máu, mất nước, bệnh tim, suy giảm chức năng thận, hội chứng choáng nhiễm độc (do nhiễm khuẩn máu), bệnh thần kinh, bệnh Parkinson hay do dùng một số thuốc như thuốc lợi tiểu, tim, thuốc chống trầm cảm…
Điều trị huyết áp thấp là một việc khó khăn và cần phải có thời gian bằng cách dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao. Riêng về chế độ ăn uống rất quan trọng. Người bệnh nên ăn mặn hơn bình thường, không nên ăn quá nhiều chất bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì và giữ cân nặng ở mức trung bình (nam: lấy số đo chiều cao tính bằng cm trừ đi 100 và nữ trừ đi 105 để ra được số cân nặng trung bình); tránh ăn thức ăn gây xơ vữa động mạch như mỡ, trứng… vì nếu bị thêm cả chứng xơ vữa động mạch thì bệnh nàygóp phần làm giảm lượng máu lên não, thậm chí gây nhũn não.
Số điện thoại tư vấn: 043.995.3167