Nguyên nhân gây thiếu máu

Nguyên nhân gây thiếu máu

>> Cách nhận biết và phòng bệnh thiếu máu

>> Biểu hiện thường gặp của bệnh thiếu máu

 

Nguyên nhân tạo thiếu máu rất nhiều. 

– Thiếu máu do thiếu chất sắt: chiếm đến 25-35% các trường hợp thiếu máu, xảy ra trong những trường hợp mất máu lâu ngày, như phụ nữ ra máu nhiều khi có kinh; ung thư ruột già khiến máu âm thầm chảy rỉ rả ngày này sang ngày khác, dù mắt ta không nhìn thấy…
– Do bệnh kinh niên: cũng chiếm 25-35% các trường hợp thiếu máu. Các bệnh kinh niên như bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến nội tiết… lâu ngày có thể khiến ta đâm thiếu máu. 
– Tan huyết (hemolytic anemia, các hồng huyết cầu bị phá hủy) và tủy xương không tạo đủ máu: 15% các trường hợp thiếu máu.
– Bệnh myelodysplasia: 10% các trường hợp thiếu máu.
– Bệnh thalassemia (khiến hồng huyết cầu có dạng nhỏ): 5-10% các trường hợp thiếu máu.
– Các bệnh khác: 5-10% các trường hợp thiếu máu. Chẳng hạn như bệnh thiếu chất sinh tố B12, thiếu chất folate…

Phân loại theo nguyên nhân bệnh sinh:

– Thiếu máu do rối loạn tế bào gốc là thiếu máu do sản xuất không đủ hồng cầu hoặc không đủ huyết sắc tố.

· Do giảm số lượng các yếu tố tạo hồng cầu trong tủy xương: có thể do di truyền bẩm sinh hoặc do mắc phải.

· Do bệnh lý ức chế tạo hồng cầu mặc dù đủ yếu tố thường do bệnh lý mắc phải.

· Do thiếu yếu tố đặc hiệu tạo hồng cầu.

– Thiếu máu do tan máu:

· Do rối loạn bên trong hồng cầu: do cấu trúc màng hồng cầu, thiếu men hồng cầu, rối loạn tổng hợp huyết sắc tố do globin hay do heme.

· Do rối loạn bên ngoài hồng cầu: do rối loạn miễn dịch và do rối loạn không do miễn dịch bởi các yếu tố ngoại lai.

– Thiếu máu giả tạo: là thiếu máu do bị tăng thể tích huyết tương do sinh lý hoặc bệnh lý.

Phân loại theo hình thái kích thước hồng cầu:

– Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc khi:

· NĐHbTBHC < 300g/l

· LHbTBHC < 27 pg

· TTTBHC < 60 fl

– Thiếu máu HC to khi

· NĐHbTBHC < 370g/l

· LHbTBHC < 30 pg

· TTTBHC < 105 fl

– Thiếu máu hồng cầu bình sắc khi

· NĐHbTBHC < 300g/l

· LHbTBHC < 28 pg

· TTTBHC < 80 fl

Ý nghĩa của việc phân loại theo hình thái kích thước hồng cầu:

– Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu.

– Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu.

– Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại vi.

Giá trị của chỉ số sự phân bố hình thái kích thước hồng cầu (RDW = Red (cell) Distribution width).

RDW: BT = 13,5 ± 1,5% (12 – 15%)

 

TTTBHC thấp

TTTBHC BT

TTTBHC cao

RDW cao

 – Thiếu máu thiếu sắt

 – HBS, HbH

 – β Thalassemia

 – Bệnh về gan

 – Bệnh hoại tử tủy xương

 – B. xơ tủy xương

– Thiếu máu nguyên bào sắc

 

– CLL, CML

 – Thiếu máu do thiếu acid folic

 – Thiếu máu do tan máu miễn dịch

RDW bình thường

– β Thalassemia

 

– Bệnh suy tủy xương

– Thiếu máu bất sản tủy

Về điều trị thiếu máu: cố gắng điều trị nguyên nhân để cắt nguồn gây thiếu máu và điều trị triệu chứng là cung cấp các chất để tạo hồng cầu hay truyền máu. Hiện nay có chất Erythropoietin là chất để tạo nên hồng cầu nhưng sự chỉ định có giới hạn là trong thiếu máu khó chữa hoặc trong bệnh viêm thận mãn chỉ định vì các bệnh này không tạo được Erythropoietin để tạo hồng cầu.