Nguyên nhân thường gặp của hạ huyết áp

Nguyên nhân thường gặp của hạ huyết áp

Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp thì hạ huyết áp cũng cần được đặc biệt quan tâm. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp của hạ huyết áp.

 

Hạ huyết áp theo tư thế (orthostatic hypotension):

Hoa mắt, chóng mặt, khi từ tư thế nằm chuyển nhanh sang ngồi hoặc từ ngồi chuyển sang đứng. Có thể ngã hoặc ngất xỉu. Đo huyết áp: huyết áp tâm thu tụt > 20mmHg. huyết áp tâm trương tụt > 10mmHg

Cơ chế: Cơ thể không kịp điều chỉnh huyết áp qua thần kinh giao cảm để đối phó với sự thay đổi tư thế. 

 

Thường gặp ở:

 

  • Người cao tuổi, người có vữa động mạch não nhiều.
  • Có thai, nhất là vào những tháng cuối, đứng lâu cũng có thể tụt huyết áp.
  • Dùng thuốc hạ huyết áp mạnh.
  • Suy tim nặng.

Hạ huyết áp sau ăn: Thường sau ăn 30-75 phút sau ăn no. Hiện tượng này được giải thích là do máu dồn về vùng tạng nhiều. Nơi khác như não, lại thiếu lưu lượng máu cần thiết.

Hạ huyết áp sau khi đi tiểu, sau đại tiện, sau cơn ho, sau nuốt nghẹn: được giả thuyết là do kích thích mạnh thần kinh X. Người ta còn nhận thấy có trường hợp hạ huyết áp, ngất, thậm chí tử vong, sau khi thắt cà vạt hoặc sau khi bị bóp vùng xoang cảnh, do cơ chế nói trên.

Thai nghén: Người có thai, thường vào nửa sau của thai kỳ, khi đứng lâu nhất là ở chỗ đông người, có thể bị tụt huyết áp, xỉu. Cơ chế: Máu dồn về tử cung nhiều, máu lên não thiếu…

 

Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.

 

Mất nước (qua đường tiêu hoá: nôn, tiêu chảy; qua đường da: mất nhiều mồ hôi…). Chỉ cần mất 1% trọng lượng cơ thể đã có triệu trứng rồi.

 

Thiếu máu nặng do mất máu.

 

Bệnh nội tiết: Thiểu năng tuyến giáp, huyết áp có thể thấp.

Một số trường hợp hạ huyết áp trên cơ sở tăng huyết áp hoặc có bệnh tim mạch:

  • Hạ huyết áp ở người đang dùng thuốc chữa bệnh tăng huyết áp: Đặc biệt chú ý ở những người cao tuổi, người có bệnh đái tháo đường, người mới dùng thuốc. Do đó, kiểm tra đều huyết áp, ở tư thế nằm và ngồi, ở các đối tượng đó là cần thiết.
  • Hạ huyết áp ở người có tăng huyết áp do u thượng thận: Không hiếm gặp tụt huyết áp trên cơ sở huyết áp rất cao ở người có u thượng thận loại pheochromocytoma, khi huyết áp tụt, có khi phải truyền cấp cứu thuốc vận mạch (Dobutamine); nguyên nhân có thể là sự tăng giảm bất thường của sản xuất catecholamine thượng thận.
  • Biến thiên trong ngày của huyết áp: Có trường hợp huyết áp thấp hơn ở người bình thường, vì vậy, ngày nay người ta không nói tới huyết áp dao động, vì đó là bản chất của Thuyết áp và người ta dùng thuật ngữ Thuyết áp hơn là cao huyết áp, vì trong ngày có khi huyết áp thấp, không thể dựa vào thời điểm đó để chẩn đoán bệnh được. Cũng trong phạm vi biến thiên của huyết áp trong ngày, đa số chúng ta có huyết áp hạ về đêm (gọi là loại dipper), nhưng có một số người, huyết ápy gặp ở người có bệnh Thuyết áp, huyết áp không hạ về đêm (don dipper), thậm chí có trường hợp còn tăng cao hơn ban ngày.
  • Hạ huyết áp do tổn thương cơ tim: Nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim…

Theo GS. TS. Phạm Gia Khải (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam)

Số điện thoại tư vấn: 043.995.3167