Những người mắc bệnh tim mạch, suyễn, báo phì, ung thư …. có nguy cơ làm cho bệnh cúm A/H1N1 nặng hơn.
Khi đại dịch cúm A/H1N1 tiến triển, việc ưu tiên hàng đầu là xác định nhóm người có nguy cơ cao nhất bị bệnh nặng để được điều trị một cách tốt nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), việc theo dõi diễn tiến các ca bệnh tốt hơn là cố gắng xét nghiệm hết tất cả mọi người bệnh.
Sau trường học ơ Tp HCM đến lượt các toà nhà văn phòng ở HN bị dịch cúm tấn công. |
Theo BS. Trương Trọng Hoàng – Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, Sở Y tế TP.HCM, số lượng người mắc bệnh cúm đại dịch (A/H1N1) 2009 vẫn còn đang tăng đáng kể ở nhiều nước, kể cả những nước đã bị ảnh hưởng trong thời gian dài.
Những nguy cơ khiến cúm trở nặng
Tại đa số các nước, phần đông các ca bệnh cúm đại dịch (A/H1N1/2009) đang xảy ra ở những người trẻ tuổi, với tuổi trung bình được báo cáo là từ 12 – 17 tuổi (dựa trên số liệu từ Anh, Canada, Chile, Mỹ, và Nhật Bản). Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số báo cáo cho thấy người bệnh phải nhập viện và người bệnh mắc những bệnh đe dọa tính mạng đang có xu thế lớn tuổi hơn.
Khi bệnh lan rộng trong cộng đồng, tuổi trung bình của các ca bệnh có tăng nhẹ. Điều này phản ánh tình trạng ở nhiều nước khi mà các ca bệnh cúm ban đầu phát sinh từ những bộc phát trong trường học, sau đó lại tiếp tục phát sinh trong cộng đồng.
Một số mô hình bệnh cúm đại dịch khác với cúm mùa, trong đó, các ca bệnh đe dọa tính mạng thường xảy ra ở người cao tuổi (hơn 65 tuổi). Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bức tranh tổng thể về dịch tễ học cúm đại dịch vẫn chưa sáng tỏ vì ở nhiều nước, vi-rút cúm mùa và cúm đại dịch (A/H1N1/2009) đang lưu hành song song và đại dịch vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.
|
|
Mặc dù các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh nặng vẫn chưa được biết đến một cách rõ ràng, nhưng các yếu tố như bệnh tim mạch, hô hấp, đái tháo đường và ung thư vẫn được xem là yếu tố nguy cơ dẫn đến cúm A/H1N1 trở nặng. Suyễn và các bệnh hô hấp khác cũng được báo cáo là những yếu tố nền đi kèm với nguy cơ tăng cao khi cúm đại dịch diễn tiến nặng ở nhiều nước.
Một báo cáo gần đây, cho thấy, béo phì có thể là nguy cơ dẫn đến bệnh nặng thêm. Tương tự, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh nặng. Tại Thái Lan, Bộ Y tế nước này đã xác nhận trường hợp lây nhiễm cúm A(H1N1) từ mẹ sang con đầu tiên trong quá trình mang thai.
Nước nghèo sẽ gặp khó trong nguồn vac-xin?
Theo BS. Phan Công Hùng – Phó trưởng Khoa Y tế Công cộng, Viện Pasteur, vắc xin theo dự kiến sẽ có vào tháng 9-10, tuy nhiên vẫn gặp khó khăn là số lượng và các nước nghèo.
Mạng lưới các nhà khoa học của WHO đã phát triển chủng vi-rút tiềm năng để tạo ra vắc-xin cúm mới, khiến khả năng sản xuất vắc-xin cúm mùa đã tăng lên 25 – 50%. WHO cũng sẽ phải xem xét lại số lượng vắc-xin cần cung cấp trong tình hình diễn tiến ngày càng nhanh của đại dịch cúm A/H1N1 2009.
Các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin cũng đã và đang bắt đầu. Những thử nghiệm này sẽ cung cấp những thông tin về số lượng liều dùng cần thiết để tạo ra miễn dịch cho một người, cũng như số lượng kháng nguyên cần thiết trong mỗi liều vắc-xin.
Nhiều nhà sản xuất hy vọng sẽ có vắc-xin đưa vào sử dụng vào khoảng tháng 9. Hiệu có khá nhiều công ty đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vắc-xin dành cho cúm đại dịch.
Hướng dẫn người mắc bệnh cúm A/H1N1 theo dõi các dấu hiệu nặng |
Người lớn: · Khó thở, thở nôn · Đau, tức ngực · Choáng váng-lẫn lộn · Ói mửa liên tục · Triệu chứng đã cải thiện nhưng sốt cao và ho nhiều Trẻ em · Thở nhanh · Da tái · Không uống đủ nước · Ói mửa liên tục · Lơ mơ – kích động · Triệu chứng đã cải thiện nhưng sốt cao và ho nhiều Đa số ca bệnh có biểu hiện lâm sàng là tương đối nhẹ, khỏi bệnh trong vòng 6-7 ngày. Các triệu chứng giống như những bệnh cúm theo mùa thông thường : sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, mệt mõi, đau cơ … Những nhóm có khả năng diễn tiến bệnh sẽ nặng như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người có bệnh mãn tính phải dùng thuốc mỗi ngày thì cần phải được theo dõi, điều trị tại bệnh viện. |