Phát hiện các triệu chứng khi bị nhiễm giun sán

Phát hiện các triệu chứng khi bị nhiễm giun sán

Tình trạng ăn uống “vô tội vạ” khiến ngày càng có nhiều người bị nhiễm giun sán mà không biết cách để phát hiện sớm. Dưới đây là các triệu chứng cơ bản giúp bạn nhận biết các triệu chứng khi bị nhiễm giun, sán.

– Giun đũa: Biểu hiện đặc trưng là đau bụng quanh rốn; buồn nôn.

– Giun móc: Thiếu máu, lòng bàn tay nhợt nhạt chứ không đỏ hồng hào; niêm mạc mắt nhợt.

Biện pháp tẩy giun định kì chỉ có hiệu quả với các loại giun kí sinh ở người. Với các loại kí sinh trùng lạc chỗ thì biện pháp này hầu như không có tác dụng.

Nhiều loại kí sinh trùng khi vào cơ thể không chỉ đi theo đường ruột mà phát triển ở nhiều khu vực khác nhau nên xét nghiệm phân chỉ là một phương pháp. Ngoài ra, người ta phải xét nghiệm máu, chụp hoặc dùng các phương pháp kĩ thuật khác để xác định.

Nếu bạn muốn ăn những món tái, sống…

– Phải ngâm thực phẩm trong giấm có nồng độ đậm đặc tối thiểu 5 tiếng.

– Chọn các loại thực phẩm tươi sạch, nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Rửa rau sống ít nhất là 5 lần nước dưới vòi nước chảy mạnh.

– Dao, thớt và tay của người chế biến thực phẩm sống phải riêng biệt với thực phẩm chín.

– Cuối cùng, tốt nhất, nên ăn thức ăn chín kĩ. Không nên hoặc hạn chế tối đa ăn món tái, sống.

Các thực phẩm cua, cá, nộm ngó sen, nước rau má, những loại rau sống nửa trên cạn, nửa dưới nước như rau cần, muống nước… nhiễm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Biểu hiện lâm sàng khi nhiễm loại sán này khá mơ hồ: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, ngứa, vàng da… Đó là trong trường hợp nhiễm sán nhiều. Trong trường hợp ít thì thường không có triệu chứng rõ ràng.

– Phát hiện: Cách duy nhất để phát hiện chúng là soi phân tìm trứng và xét nghiệm máu.