Phẫu thuật điều trị các bệnh tim bẩm sinh

Phẫu thuật điều trị các bệnh tim bẩm sinh

Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh nhằm sửa chữa nhưng khuyết điểm, điều chỉnh lưu lượng máu đến phổi và hệ thống lưu thông cung cấp oxygen tốt hơn cho cơ thể. Những triệu chứng liên quan đến tim sau khi sinh cần phải được điều trị nhằm làm giảm một phần hay hoàn toàn .Hoặc nếu không được phát hiện sau sinh thì sẽ biểu lộ triệu chứng sau này trong đời và cần được chữa trị ngay . Phẫu thuật được chỉ định khi căn bệnh làm cho bệnh nhân thiếu hụt oxygen,khó thở ảnh hưởng sức khỏe .Ngoài ra việc phẫu thuật còn nhằm để tránh những biến chứng sau này trong cuộc đời người bệnh.

 

Bệnh tim bẩm sinh được ước tính ít hơn 1% số ca sinh, ngoài ra còn có những khiếm khuyết không được tìm thấy đến lúc sau trong đời, hoặc không bào giờ được chuẩn đoán ra, và con số này có thể cao hơn. Nhiều khuyết tật tim bẩm sinh làm cho bà mẹ bị sẩy thai hay thai chết lưu. Trong năm đầu tiên của đứa trẻ, những biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất là khiếm khuyết vách liên thất ( VSD- ventricular septal defect)( hình 1), chuyển vị mạch lớn ( TGV – transposition of the great vessels)( hình 2 ), hẹp động mạch chủ và hội chứng giảm sản tim trái. Các bà mẹ bị bệnh tiểu đường thì tỉ lệ con mắc phải các khuyết tật tim cao hơn những bà mẹ bịnh thường. Ngoài ra, những bất thường về NST sẽ làm tăng tỉ lệ mắc dị tật tim bẩm sinh. Cụ thể là trisomy 21 ( hội chứng Down), 23-56% trẻ có dị tật tim bẩm sinh.

 

 

 

Hình 2 : TGV  

 


Hình 1 : VSD

 

 

Khuyết tật tim bẩm sinh có thể được đặt tên theo một số thương tổn cụ thể nhưng cũng có thêm những tổn thương khác. Phân loại tổn thương dựa vào lưu lượng máu phổi hoặc sự cản trở lưu thông máu. Sự lưu thông máu của trẻ sơ sinh cũng như ước lượng được các khuyết tật sẽ xác định đươc triệu chứng. Những khiếm khuyết nên được chữa trị tùy theo từng độ tuổi :

-Liên vách tâm nhĩ : trong những năm mẫu giáo

-Hội chứng “còn ống động mạch” ( DA- ductus arteriosus): giữa 1 và 2 tuổi.(hình 4)

-Chứng hẹp ĐM chủ : trên dưới 1 tuổi, nếu thấy có triệu chứng, hoặc 4 tuôi.

-Bốn dị tật của Fallot : độ tuổi khác nhau, tùy vào triệu chứng (hình 3)

-Chuyển vị ĐM lớn: thường trong những tuần đầu sau sinh, trước khi bệnh nhân được 12 tháng tuổi.

 

 

 


Hình 3 : Bốn dị tật Fallot

 

 

 

 

 

 

Hình 4 : “còn ống ĐM”

 

Đôi khi nhiều căn bệnh phải được phẫu thuật liên tiếp nhau nhằm chữa hoàn toàn căn bệnh.

Sửa chữa những tổn thương tim đơn giản có thể thực hiện bằng đặt ống thông tim.Thủ thuật đặt ống thông bao gồm hai phương pháp bóng vách tâm nhĩ ( balloon atrial septostomy) và bóng chữa chứng hẹp van tim ( balloon valvuloplasty).

Các thủ thuật phẫu thuật gồm : chuyển động mạch, thủ thuật Damus-Kaye-Stansel,thủ thuật Fontan, thủ thuật Ross, thủ thuật chuyển đổi tĩnh mạch hay thủ thuật vách ngăn nội tâm nhĩ.

 

 

Thủ thuật đăt ống thông :

 

Thủ thuật đặt ống thông tim có thể kéo giữ mạng sống cho trẻ sơ sinh gặp khiếm huyết tim, trong một số trường hợp có thể loại bỏ hay làm giảm số ca phẫu thuật xâm lấn. Dự kiến các thủ thuật đặt ống thông sẽ dần thay thế các loại phẫu thuật khiếm khuyết tim bẩm sinh trong tương lai. Môt ống mỏng gọi catheter(ống thông) sẽ được đưa vào độn mạch hay tĩnh mạch ở chân,háng, tay và luồng vào vùng tim cần được sử chữa.Bệnh nhân sẽ được gây tê trong quá trình luồng ống vào.Gồm có 2 phương pháp :

-Bóng vách tâm nhĩ( balloon atrial septostomy) là thủ thuật tiêu chuẩn cho điều chỉnh động mạch lớn, hoặc dùng cho bệnh nhân hẹp van 2 lá, van 3 lá. Thủ thuật này sẽ mở rộng vách liên nhĩ , thường bị đóng lại vài ngày sau sinh.Một quả bóng hơi nối với ống thông được đưa vào tâm nhĩ phải, thông qua tâm nhĩ trái, bóng được bơm căng trong tâm nhĩ trái và kéo trở lại vách ngăn để mở rộng vách ngăn tâm nhĩ ra.

-Balloon valvuloplasty sử dụng một bóng hơi nối với ống thông để mở rộng van tim trong chứng hẹp van tim, nhằm cải thiện dòng máu.Thường được dùng trong chứng hẹp ĐM phổi, đôi khi dùng trong bệnh hẹp ĐM chủ và hẹp van 2 lá. Một quả bóng đặt bên ngoài van, bơm lên và kéo ngược qua van.

 

 

 

 

Hình 5: balloon atrial septostomy

 

 

 

 

Hình 6: balloon valvuloplasty

 

 

Thủ thuật phẫu thuật :

 

Những thủ thuật này được thực hiện trong khi bệnh nhân được gây mê, một số thủ thuật cần đến máy tim-phổi nhân tạo, để thay thế cho tim-phổi trong quá trình phẫu thuật.Máy tim-phổi có thể làm giảm nhu cầu oxy của cơ thể, làm chậm lại vòng tuần hoàn máu ( deep hypothermic circulatory arrest- DHCA),tạo thuận lợi cho ca phẫu thuật, giúp bệnh nhân bớt mất máu hơn.Gồm có các thủ thuật:

-Chuyển động mạch:nhằm sắp xếp lại vị trí ĐM lớn, nơi mà ĐM phổi và ĐM chủ bị đảo ngược, thủ thuật sẽ nối ĐM chủ vào tâm thất trái, ĐM phổi vào tâm thất phải.

-Damus-Kaye-Stansel: cũng có thể dùng để chuyển vị các động mạch lớn, trong đó ĐM phổi được cắt thành hai và nối với ĐM chủ lên và tâm thất phải.

-Chuyển tĩnh mạch: tạo ra một đường hầm trong tâm nhĩ để máu giàu oxy chuyển hướng đến tâm thất phải và ĐM chủ,máu tĩnh mạch chuyển đến tâm thất trái và ĐM phổi.

-Thủ thuật Fontan: dùng cho hẹp van 3 lá hay hẹp van ĐM phổi, sẽ kết nối tâm nhĩ phải với ĐM phổi trực tiếp hay bằng ống dẫn, nhờ vậy khiếm khuyết vách liên nhĩ được loại bỏ.

-Thủ thuật Ross: để chữa chứng hẹp ĐM chủ, bằng cách ghép ĐM phổi vào ĐM chủ.

 

 


Hình 7: thủ thuật Ross

 

 

Các loại phẫu thuật khác: cũng dùng để chữa bệnh tim bẩm sinh, đối với vách liên nhĩ lớn, có thể nối bằng mảnh Dacron.Với hội chứng “ còn ống ĐM”, phẫu thuật gồm chia ống ra làm 2 và buộc lại.Nếu thực hiện trong lúc trẻ khoảng 1 tuổi sẽ tránh được nhiều rủi ro.

 

 

Chẩn đoán / Chuyển bị:

 

Trước khi phẫu thuật đị tật tim bẩm sinh, bệnh nhân sẽ nhận được sự đánh giá, gồm một kì thi vật lí, tiền sử bệnh của gia đình, chụp x-quang ngực, kiểm tra điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu để đo các thành phần máu, điện gải và glucoze trong máu.Xét nghiệm bổ sung cho tế bào hồng cầu liềm và mức digoxin có thể được thực hiện, nếu có. Trong 6 đến 8 tiếng trước ca phẫu thuật, bệnh nhân không được ăn uống.

 

 

Hậu phẫu :

 

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chăm sóc đặc biết và theo dõi tim tiếp tục, bệnh nhân cũng có thể yêu cầu máy thở nếu thấy khó thở. Máu từ vị trí phẫu thuật sẽ được rút ra thông quá một ống nối vào ngực.thuốc, giảm đau sẽ được tiếp tục.Bất kì loại thuốc tim mạch nào được sử dụng sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

 

Đối với những phẫu thuật tạm thời, bác sĩ cần theo dõi để có thể quyết định chữa trị tiếp nhằm chữa dứt được căn bệnh.Trong khoảng thời gian đó, bệnh nhân sẽ phát triển bình thường.Đối với trẻ em, cần tạo thành nhận thức về việc điều trị trong tương lại ở tuổi trưởng thành.

 

 

Các rủi ro:

 

Tùy thuộc vào điều kiện sống và loại hình phẫu thuật sẽ có các rủi ro xảy ra như sốc, suy tim sung huyết, thiếu oxy, quá nhiều carbon dioxide trong máy, nhịp tim bất thường,đột quỵ, suy thận,ngừng tim và tử vong. Bệnh nhân cần được tiến hành đều trị ngay, nếu không, chắc chắn sẽ chết.Rồi loạn chức năng thần kinh chiếm 25% bệnh nhân, động kinh chiếm 20% trường hợp sau khi phẫu thuật.Việc truyền máu cũng có thể gây rủi ro nếu chất lượng máu truyền không tốt.

 

 

Tỷ lệ tử vong:

 

Thủ thuật đặt ống thông có kết quả lâu dài, tỉ lệ tử vong 2-4%. Thủ thuật Fontan mang tỉ lệ sống sót cao hơn 90%. Thủ thuật chữa bệnh hẹp ĐM chủ ,trong trường hợp không biến chứng, có nguy cơ tử vong trong khoảng 1-2%

 

Nguồn : http://www.surgery.com/article/heart-surgery-for-congenital-defects