Rụng tóc – tại sao?

Rụng tóc – tại sao?

  Mặc dù, chúng ta có cảm giác tóc luôn luôn mọc dài ra, nhưng tóc cũng có thời kỳ hoạt động và thời kỳ nghỉ. Thời kỳ hoạt động thường chiếm khoảng 90% thời gian, phần còn lại là thời gian tóc nghỉ ngơi.  

Khi thời kỳ nghỉ chấm dứt, sợi tóc sẽ rụng và những sợi tóc mới lại mọc lên. Nếu mỗi ngày, mỗi người rụng khoảng 30-100 sợi tóc là điều bình thường.

Điều khác thường là khi tóc rụng nhiều hơn và rụng kéo dài. Nguyên nhân rụng tóc có thể do nhiều yếu tố như vấn đề di truyền, dinh dưỡng, sự căng thẳng thần kinh, hoặc do dùng thuốc… 

Dinh dưỡng:

Dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc và ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe của tóc nhưng điều đó chỉ xảy ra khi sự thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng hoặc chế độ ăn uống quá độ. Ví dụ, như chứng chán ăn mãn tính và chứng cuồng ăn vô độ có thể gây rụng tóc tạm thời. Rụng tóc cũng có thể xảy ra đối với những người bị suy dinh dưỡng, những người thiếu chất sắt. Do đó, khi bị rụng tóc, phụ nữ nên chú ý xem lại chế độ dinh dưỡng của bản thân. Cơ thể phụ nữ thường có nhu cầu sắt cao, nếu không chú ý đến chế độ dinh dưỡng sẽ dẫn tới thiếu hụt chất sắt, gây rụng tóc. 

Chăm sóc tóc không đúng cách:

Việc chăm sóc bộ tóc quá kỹ, chẳng hạn như lúc kéo ép thẳng, lúc uốn cong, lúc nhuộm màu này, lúc nhuộm màu khác… đều gây tổn thương cho tóc. Nếu sử dụng những chất chăm sóc tóc không tốt cũng có thể gây rụng tóc. Chẳng hạn, dầu gội đầu có độ pH không trung tính sẽ làm khô tóc, rụng tóc, dị ứng thuốc nhuộm tóc cũng có thể gây tổn thương làm rụng tóc… Do đó, khi bị rụng tóc, chúng ta nên thay đổi những chế phẩm dùng chăm sóc tóc hàng ngày như dầu gội, keo xịt tóc… và xem lại độ cứng của nước dùng để gội tóc hàng ngày. 

Thuốc:

Việc sử dụng dài ngày một số thuốc như vitamin A, dẫn chất của vitamin A (Accutane), thuốc ho thành phần có iod, thuốc chống loét, một số kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị thấp khớp, thuốc giảm cholesterol máu, thuốc kháng giáp, hoặc dùng phương pháp hóa trị liệu… đều có thể gây rụng tóc tạm thời. Khi chấm dứt sử dụng các loại thuốc này tóc sẽ hồi phục lại. 

Bệnh:

Khoảng 2,5 triệu người Mỹ mắc chứng bệnh rụng tóc do rối loạn miễn dịch. Kháng thể của chính cơ thể sẽ tấn công vào nang tóc làm tóc rụng. Chứng này thường gây rụng tóc những vùng nhỏ, bầu dục hoặc tròn. Chứng rụng tóc này thường là tạm thời nhưng hay lặp lại. Việc điều trị và sử dụng steroid hay hóa chất để làm giảm phản ứng dị ứng giữa nang tóc và kháng thể sẽ giúp tóc mọc trở lại. Cuối cùng, những người mắc bệnh mãn tính như lupus, rối loạn chức năng gan, thận, cường hoặc nhược giáp cũng có thể ảnh hưởng tới tóc. Do đó, khi bị rụng tóc bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân mới điều trị có kết quả. 

Mãn kinh:

Nội tiết tố, estrogen của người phụ nữ cũng ảnh hưởng đến việc rụng tóc. Lượng estrogen giảm vào cuối thai kỳ hay thời kỳ mãn kinh cũng có thể gây rụng tóc. Nghiên cứu của các chuyên gia Anh phát hiện, sau thời kỳ mãn kinh một nửa số phụ nữ sẽ xuất hiện hiện tượng rụng tóc với mức độ không đồng nhất và chính hiện tượng mãn kinh là nguyên nhân. Gần 50% phụ nữ thời kỳ này có mái tóc mỏng hơn so với thời trẻ, do biến đổi sinh lý, áp lực tinh thần căng thẳng và chế độ dinh dưỡng “nghèo nàn”. Ở giai đoạn này, chị em phụ nữ nên cân bằng nội tiết tố bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên như Ích Xuân Bảo Nguyên.  

Ngoài ra, những yếu tố căng thẳng như: sau phẫu thuật, gia đình có những biến động làm tổn thương lớn đến tinh thần, gây mỏi mệt… cũng có thể gây rụng tóc. Trong những trường hợp trên, việc điều chỉnh lại nội tiết tố, giảm bớt căng thẳng, tình trạng rụng tóc sẽ giảm và tóc mới sẽ được mọc lại.

DS. Thanh Tú

Số điện thoại tư vấn: 043.995.3167