VĂN ĐỨC
(Theo “Thuốc bổ và thức ăn bổ chữa hư nhược” – NXB Vệ sinh Nhân dân TQ XB 11/1997)
“Dây sắn bò leo, mối tình vương vấn“. Đó là câu trong dân gian Trung Quốc vẫn thường nói để ca ngợi về cây sắn dây, một loại cây bò leo xoắn xuýt. Người xưa vẫn coi nó là tượng trưng cho lòng nhớ nhung ly biệt; và nó thường được các nhà thơ xưa ngâm vịnh.
Sắn dây là cây thuộc họ đậu, toàn bộ cây từ củ, rễ đến thân, lá, hoa, hạt v.v… đều có thể dùng làm thuốc, nhưng chủ yếu là dùng củ của nó, tức cát căn (củ sắn dây).
Cát căn tính bình hơi mát, hơi có vị ngọt, có công năng giải biểu, thanh nhiệt, sinh tân, làm giả rượu v.v… Thành phần gồm lượng lớn tinh bột và các chất soybean flavone, isoflavane v.v…
Tác dụng dược lý: làm giãn động mạch vành và động mạch não, hạ thấp đường trong máu, làm hết co giật cơ bắp, hạ nhiệt, giải khát, làm giả và giải độc rượu.
Lâm sàng thường dùng để chữa trị các bệnh ở hệ thống mạch vành của tim, bệnh xơ cứng động mạch não, bệnh đái tháo đường, bệnh đau xương cột sống cổ, bệnh cổ gáy bị cứng, chứng bệnh sốt ngoại cảm, bệnh viêm ruột, bị đau bụng đi ngoài, v.v… Mỗi ngày dùng từ 9-15g, sắc lấy nước uống.
Cát căn, ở thời cổ đại người ta vừa dùng làm thuốc lại làm thức ăn hàng ngày. Có nhiều cách ăn: hấp chín làm lương thực để ăn; luộc chín cả củ để bán cho khách qua đường; mài bột hòa nước sôi uống; trộn với đường và bột gừng làm bánh ngọt; thái thành lát nhỏ pha như pha trà để uống. Gần đây nó rất ít được dùng để ăn, nhưng vẫn có thể gia công làm thành món ăn để chữa bệnh, như dùng để làm các loại bánh điểm tâm, bánh ngọt và các món ăn chữa bệnh của những người bị bệnh đái đường. Trong bữa ăn có thể dùng bột cát căn trộn thịt và gia vị để rán làm món ăn, dùng để chế biến ra nhiều loại thức ăn ngon, độc đáo.
Lượng dùng cho một người mỗi lần không quá 10g. Hoa, hạt của nó có công năng làm tỉnh rượu, giải độc rượu.
Bài thuốc cổ có: Cát hoa giải tỉnh thang; tức là đồ uống làm tỉnh não và làm hòa dịu dạ dày sau khi uống rượu. Lá sắn dây rửa sạch, giã nhỏ, đắp bên ngoài có thể cầm máu. Thân sắn dây, đốt thành tro nghiền nhỏ, pha vào sữa uống có thể chữa trị bệnh đau cổ họng, trẻ con không bú được. Tinh bột sắn dây, tức là bột đã mài ra, ngâm nước, lọc lấy tinh bột sắn khô để dùng dần. Loại tinh bột này đem nấu cháo với gạo cũng có thể giải độc rượu. Sau khi uống rượu, ăn bát cháo cát căn vừa có thể giải khát lại vừa có thể giải độc rượu. Nó là vị thuốc giải độc rượu cực tốt.
Ngày nay để tiện dụng cho các quý ông bỏ túi khi uống rượu bia, Cát căn được chiết xuất dưới dạng tinh chất phối hợp với các thảo dược bổ gan như Actiso, Cardus marianus, Bồ bồ.. sẽ phát huy được hiệu quả giải độc rượu và bảo vệ gan tốt hơn, điển hinh viên uống Chức Năng Gan Bảo Nguyên. |
Số điện thoại tư vấn: 043.995.3167