Theo Bệnh viện Nhi TƯ, suy giáp trạng bẩm sinh (SGTBS) là bệnh có tỷ lệ mắc cao với tỷ lệ 1/2500 trẻ ra đời (tỷ lệ chung trên thế giới là 1/3500). Nguyên nhân do trẻ thiếu hormon giáp trạng, do mẹ dùng thuốc kháng giáp trạng; hoặc do kháng thể từ mẹ. Hậu quả là não không phát triển, trẻ bị thiểu năng trí tuệ vĩnh viễn, bị đần độn, thấp lùn, hoặc tử vong ngay sau đẻ.
Ước tính hàng năm trong số 1.200.000 trẻ ra đời ở nước ta sẽ có 400 trẻ bị SGTBS.Nhưng trong những năm trước đây, tỷ lệ phát hiện và điều trị SGTBS mới chỉ chiếm 8%,còn tới 92% bị bỏ sót tại cộng đồng.
3 năm qua, Chương trình SLSS với bệnh SGTBS đã được bệnh viện nhi TƯ triển khai thí điểm tại Việt Nam. Trẻ được lấy mẫu máu xét nghiệm ở cuống rốn ngay sau khi ra đời hoặc lấy máu gót chân, ven vào ngày thứ 3-7 ngày sau sinh. Trong trường hợp trẻ được xác định SGTBS sẽ được chỉ định thay thế hormon giáp. Trẻ được theo dõi tại cơ sở nội tiết nhi và tái khám 3 tháng/lần trong năm đầu. Từ năm thứ hai sẽ là 6 tháng/lần và từ năm thứ ba là 12tháng/lần.
Theo vietbao.vn