Tia X-quang mang bức xạ liều lượng cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu ở trẻ em, theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California, Berkeley’s School of Public Health.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những trẻ em bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính (ALL) có gần gấp đôi số lần phải tiếp xúc với ba lần chụp X-quang hoặc nhiều hơn so với những trẻ em không bị bệnh này.
Đối với tất cả các tế bào ung thư bạch cầu cấp tính, thậm chí một tia X-quang cũng làm tăng nguy cơ phát triển làm bệnh nặng thêm. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Dịch tễ học quốc tế, số ra tháng 10 năm 2010, dựa trên một nghiên cứu về bệnh Ung thư bạch cầu ở trẻ em khảo sát trên khu vực 35 quận (miền Bắc và miền Trung) ở bang California, Hoa Kỳ.
Hiện tại, trong khi mối quan hệ giữa bức xạ liều lượng cao gây ung thư được biết đến, các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về các ảnh hưởng đến sức khỏe từ các tia X-quang mang liều lượng bức xạ thấp. Liều bức xạ ion hóa được coi là thấp từ một lần kiểm tra ngực bằng cách chiếu tia X-quang gần tương đương với mức bức xạ mà con người sẽ nhận được trong 10 ngày từ môi trường tự nhiên xung quanh.
“Thực nghiệm lâm sàng đã xác định rằng mức độ bức xạ mà một đứa trẻ sẽ được tiếp xúc từ một tia X thông thường, sẽ không tăng thêm nguy cơ cho bệnh ung thư“, ông Patricia Buffler, giáo sư về dịch tễ học – Đại học UC Berkeley.
Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư của các tế bào máu. Gần như tất cả các trường hợp bệnh bạch cầu ở trẻ em là cấp tính. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nó là loại ung thư thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm gần một phần ba của tất cả các bệnh ung thư ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng cần thận trọng trong việc sử dụng tia X-quang ở trẻ em, đặc biệt là chỉ sử dụng chúng khi thật cần thiết để chẩn đoán các vấn đề cấp thiết như bệnh đường hô hấp, gãy xương…