Cây kế sữa được người Roman đem vào nước Anh từ thời trung cổ, và được nhà thảo dược học trung cổ Gerard ghi nhận trong các nghiên cứu của mình rằng “chúng mọc khắp nơi ở waies, dunghills, gần như là có ở mọi nơi”.
Ngày nay, cây kế sữa đã trở nên khá hiếm tìm ở Anh, tuy nhiên chúng vẫn xuất hiện nhiều ở các quốc gia châu Âu khác. Loài cây này được trồng làm cây công nghiệp ở khắp các quốc gia trên thế giới như Argentina, Australia, Texas, Russia, China, Germany, Romania hay Hungary, đặc biệt là ở các vùng khí hậu nóng và có lượng mưa thấp hoặc trung bình.
Việc sử dụng cây kế sữa trong lịch sử y học
Cây kế sữa đã từng được gọi là cây kế Vệ Nữ và được dùng làm đồ hiến tế cho thần Freya – vị thần tình yêu và sắc đẹp của người Na-uy. Vào thế kỉ thứ nhất trước công nguyên Pliny đã miêu tả loài cây này như một loại thuốc lợi mật hiệu quả, trong khi Dioscorides lại dùng nó trong điều trị trầm cảm và các vết rắn cắn. Khi quân đội Roman hành quân qua châu Âu, họ đem theo hạt, lá, thân cây và rễ cây kế sữa để làm thực phẩm và làm thuốc. Vào thời trung cổ người ta tin rằng các dấu vết trên cây cũng như phần nhựa cây được tạo ra bởi sữa từ ngực của trinh nữ Mary khi bà cho chúa Jesus bú, từ đó xuất hiện cái tên cây thánh kế hay là cấy kế của Mary.
Các nhà thảo dược học đã từng sử dụng cây kế sữa như một loại thuốc lợi sữa và bổ thai, và hướng đi này đã được chứng minh lại bởi các nghiên cứu hiện đại. Vào thế kỉ 17 nhà thảo dược học nổi tiếng người Anh Nicholas Culpeper đã gợi ý việc sử dụng cây kế sữa trong điều trị sốt rét và dịch hạch. Ông cũng cho rằng nó có thể chữa “những cơn đau vùng bên” – những cơn đau hông hay chính là sự khó chịu ở vùng gan. Ông đã hướng dẫn cách sử dụng chúng trong việc loại bỏ những cơn đau ở gan và lá lách đồng thời chữa chứng bệnh vàng da, trong đó bệnh nhân uống hạt kế sữa đã sắc hoặc thấm vào vải và đắp nó lên vùng bị đau.
Những nghiên cứu chọn lọc từ nhiều quốc gia trên thế thời sau đó đã chỉ ra rằng silymarin, một hoạt chất có trong hạt kế sữa, có tác dụng bảo vệ và phục hồi gan, thậm chí tác động tích cực đến trí nhớ và khả năng sắp xếp ở não bộ của bệnh nhân. Culpeper cũng gợi ý rằng việc ăn cây kế sữa non vào mùa xuân có tác dụng lọc máu và tăng cường tuần hoàn máu. Tương tự, những nghiên cứu này cũng cho rằng bột nghiền từ hạt kế sữa sẽ có thể dùng trong điều trị các bệnh tim mạch.
Trong vòng hơn 50 năm qua, các nhà khoa học đã thành công trong việc xác định các hoạt chất có trong cây kế sữa, đáng chú ý nhất là nhóm ba chất liên quan có tên chung là silymarin. Các thí nghiệm đã chứng minh một cách chắc chắn rằng silymarin bảo vệ gan khỏi rất nhiều tác nhân độc tố gây hại. Một điều rất đáng kinh ngạc được tìm ra trong các thí nghiệm này đó là silymarin có thể ngăn cản độc tố từ cây nấm Tử Thần (Amanita phalloides). Loại độc từ loài nấm này được biết đến là một trong các thứ độc hại gan nhất mà con người từng biết, khi mà chúng có khả năng gây tổn thương vịnh viễn đến gan chỉ vài tiếng sau khi nạn nhân ăn phải.
Các nghiên cứu ở Đức và Mỹ đã chỉ ra rằng cây kế sữa vô cùng giá giá trị trong việc chữa trị các tổn thương ở gan gây ra do xơ gan do rượu, gan nhiễm mỡ và do dược phẩm, thuốc độc và thuốc gây mê. Loài cây này cũng rất hữu dụng trong điều trị vẩy nến.
Kết luận
Thực tế là các tác dụng của cây kế sữa đã được kiểm chứng qua việc sử dụng trực tiếp ở bệnh nhân từ thời trung cổ, và sau đó mới được kiểm nghiệm lại qua các thí nghiệm lâm sàng. Đây quả thực là một loại dược liệu tự nhiên vô giá mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tổng kết các tác dụng của cây kế sữa bao gồm:
+ Củng cố và tăng cường chức năng của các tế bào gan và thành gan, ngăn cản nhiều loại độc tố xuyên thủng các mô mỡ và xâm nhập vào tế bào, đồng thời trung hòa các chất độc đã xâm nhập vào gan.
+ Tăng cường nhu động ruột và ngăn cản sự nhiễm độc, làm sạch thận và hỗ trợ bài tiết. Đặc biệt kế sữa có thể làm tan sỏi thận và sỏi mật.
+Làm dịu các cơn đau hành kinh và là một loại thảo dược tổng hợp hỗ trợ tiền kinh nguyệt rất có giá trị.
+Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh trầm cảm.
Số điện thoại tư vấn: 043.995,3167