“Nặn” hoặc “cạy” không làm giảm mụn, thậm chí còn truyền vi khuẩn gây mụn lên da nhiều hơn. Tuy nhiên, nhìn gương mặt lốm đốm đỏ, bạn không đủ kiên nhẫn chờ nó biến mất. Vậy hãy học cách “nặn” mụn như người chuyên nghiệp để tránh để lại những vết sẹo!
– Chuẩn bị trước khi nặn mụn: đầu tiên làm mềm da bằng việc rửa mặt hoặc xông hơi. Tiếp theo, làm sạch da lần 2 với sữa rửa mặt giúp làm tinh khiết làn da để lấy đi bụi bẩn, mỹ phẩm trang điểm và cả những tế bào da chết. Cuối cùng tẩy da chết bằng Salicylic Acid.
– Nặn mụn chuyên nghiệp: chuẩn bị 1 tấm kính phóng đại, đặt dưới góc độ có ánh sáng. Quấn các ngón tay bằng khăn giấy để tránh làm trầy xước da. Nhẹ nhàng kéo giãn vùng da xung quanh đốm mụn.
Tiếp theo sử dụng phần bên của ngón tay ấn nhẹ xuống, và thực hiện thao tác như bạn đang nặn tuýp kem đánh răng từ bên dưới và đung đưa hai ngón tay tới lui. Đốm mụn sẽ bật ra phần tắc nghẽn bên trong. Lau nó đi bằng khăn giấy. Lưu ý, không bao giờ nặn mụn sưng viêm, vì sẽ gây chảy máu và dẫn đến sẹo nghiêm trọng hơn.
– Đừng cố nặn những cái mụn “lì lợm”. Hãy dùng một loại gel điều trị vào buổi tối có chứa Salicylic Acid, và bạn có thể nhận thấy các đốm mụn sẽ dần dần tự trồi lên khi bạn rửa mặt vào sáng hôm sau.
– Chăm sóc da sau khi nặn mụn: bạn vừa gây một tổn thương nhẹ trên da, hãy làm dịu và chống khuẩn. Phủ lên da một lớp kháng khuẩn với khăn ướt hoặc một giải pháp có tẩm chất chống khuẩn và đắp lên vùng da bị mụn một lớp mặt nạ làm sạch hoặc gel điều trị.